Dap an Lịch Sử thi HSG lớp 9 huyện 2012-2013

Chia sẻ bởi Lê Đức Chung | Ngày 16/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: dap an Lịch Sử thi HSG lớp 9 huyện 2012-2013 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục và đào tạo
huyện yên định



đề thi Học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện
năm học 2012 - 2013
Môn thi: Lịch Sử
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 26/02/2013



HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Yêu cầu nội dung
Điểm

Câu1
(4,0điểm)
Trình bày những nét chính về kinh tế, xã hội của các nước Châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.



- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn vùng khác trong lục địa. Khởi đầu là cuộc binh biến tháng 7-1952 của các sĩ quan yêu nước do Đại tá Nát-xe chỉ huy. Cuộc binh biến này đã lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai Cập ngày 18-6-1953.
1,0


- Tiếp đó là thắng lợi của cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân An-giê-ri nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

0,5


- Năm 1960 được gọi là “ Năm Châu Phi ” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc Châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền.

0,75


- Các nước ở Châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tựu. Nhưng những thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt của Châu Phi . Nhiều nước Châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo lạc hậu. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình Châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định. Đó là các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành...

1,0


- Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước Châu Phi đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết xung đột khắc phục các khó khăn về kinh tế nhằm xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu…
0,75

Câu 2
(4,0 điểm)
Những nét chính về tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX



1.Tình hình kinh tế



- Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ có bước phát triển mạnh mẽ:
+ Công nghiệp: Chiếm hơn một nửa sản lượng công nghệp toàn thế giới...
0,25


+ Nông nghiệp: Gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật cộng lại.
0,25


+ Tài chính: Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới...
0,25


+Trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
0,5


- Những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển…
0,75


2. Chính sách đối ngoại



- Sau chiến tranh thế giới thứ hai,1947 giới cầm quyền Mĩ đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập thống trị toàn thế giới.
0,5


- Mĩ đã tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược...
0,5


3. Tác động của chính sách đối ngoại của Mĩ đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này



- Chính sách đối ngoại trên của Mĩ làm cho quan hệ Đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai không còn, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối đầu, căng thẳng.
0,5


- Dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, sự đối đầu giữa phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa....
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Chung
Dung lượng: 107,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)