ĐÁp án HSNK ngữ văn 8 huyện Thanh Sơn

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Đồng | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: ĐÁp án HSNK ngữ văn 8 huyện Thanh Sơn thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
DUNG
ĐIỂM

 Câu 1: Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2 câu sau:
a. Bao giờ anh đi Hà Nội ?
b. Anh đi Hà Nội bao giờ ?
2.0đ

Đáp án:

Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa :
- Hình thức (1điểm): khác về trật tự từ
+ Câu (a): Cụm từ nghi vấn “bao giờ” đứng ở đầu câu.
+ Câu (b): Cụm từ nghi vấn “bao giờ” đứng ở cuối câu.
- Ý nghĩa : (1điểm)
+ Hỏi về thời điểm của hành động diễn ra ở tương lai.
+ Hỏi về thời điểm hành động đã diễn ra ở quá khứ.

0,5đ
0,25đ
0,25đ

0,5đ
0,5đ

Câu 2: Nỗi lòng của người chủ tướng trong tác “Hịch tướng ” được rõ đoạn văn nào? Hãy chép chính xác đoạn văn đó rồi nêu nhận xét của em nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung của ạn văn.
4,0 đ

Đáp án:
* Chép đoạn văn:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
* Nhận xét:
- Với nghệ thuật ẩn dụ, so sánh (Ta thường: quên ăn...vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…) Thể hiện sự lo lắng đau xót đến tột độ cho vận mệnh của đất nước.
- Các động từ mạnh chỉ trạng thái tâm lý và hành động mãnh liệt: quên ăn, vỗ gối, căm tức, xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máulòng căm thù sâu sắc của chủ tướng trước tội ác của giặc.
- Dùng nghệ thuật thậm xưng, điển cố (Dẫu cho trăm thân này ... vui lòng)Tấm lòng sẵn sàng hi sinh vì nước, vì nghĩa lớn mà coi thường thịt nát, xương tan.
- Giọng văn tha thiết, đanh thép, hùng hồn thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình yêu nước thiết tha của tác giả. Khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần xả thân của các tướng sĩ.

1,0đ



0,5đ



0,5đ

0,5đ


1,0đ


 *Có thể nói đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong bài chính luận. Mỗi chữ mỗi dòng trong đoạn văn như máu chảy ra đầu
ngọn bút. Đó là gan ruột, là tấc lòng, là tâm huyết của vị tổng chỉ huy đang bày tỏ tâm sự. Chính tâm sự ấy đã tiếp thêm sức mạnh, hun đúc thêm tinh thần của các tướng sĩ.

0,5đ

Câu 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai câu thơ sau :
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

4,0 đ


Đáp án:












- Đây là một sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của của nhà thơ Tế Hanh với nghệ thuật nhân hóa và sự cảm nhận sâu sắc tinh tế về chiếc thuyền chài. Tác giả phối hợp tài tình hai hình ảnh: nước biển thấm sâu vào vỏ gỗ và tiếng tí tách rạn nứt của lòng thuyền ngấm mặn. Tác giả không chỉ cảm thấy chiếc thuyền nằm im lìm trên bến mà còn như thấy được trạng thái mệt mỏi của nó...
- Con thuyền đang nghỉ ngơi nhưng phía sau cái “im bến mỏi” là sự chuyển động “nghe chất muối”...Câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác (từ xúc giác chuyển sang cảm nhận bằng thính giác ...) thật thú vị. Sự vật như bỗng có linh hồn, một tâm hồn rất tinh tế...
- Con thuyền được cảm nhận như một cơ thể sống, như một phần sự sống lao động ở làng chài, gắn bó mật thiết với con người nơi đây.
- Hai câu thơ bộc lộ ở tác giả một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú...lắng nghe được sự sống âm thầm trong những sự vật của quê hương, đó là biểu hiện của tình yêu quê hương sâu nặng.

Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng, là một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Đồng
Dung lượng: 96,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)