Đáp án HSG Vĩnh phúc 09-10
Chia sẻ bởi Lăng Đức Học |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Đáp án HSG Vĩnh phúc 09-10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
——————
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009-2010
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN.
——————————
Câu 1 (1,0 điểm).
Yêu cầu: Học sinh biết viết một đoạn văn và nêu được các ý cơ bản sau:
Bằng biện pháp tu từ nhân hoá, những hình ảnh giàu sức biểu cảm, cách nói giảm, bốn câu thơ của khổ cuối bài thơ “Sang thu” ( Hữu Thỉnh) đã thể hiện cảm nhận về sự biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa: Cuối hạ sang đầu thu. Những yếu tố về thời tiết( nắng, mưa, sấm ) được phát hiện trong những biến đổi tinh vi( vẫn còn, vơi dần, bớt).
Đoạn thơ còn có nghĩa ẩn dụ: Khẳng định sức sống mãnh liệt của tâm hồn con người. Dù tuổi đã “ sang thu” nhưng vẫn còn rạo rực, nồng nàn tình cảm trước thiên nhiên, cuộc đời. “ Sấm” là những vang động, “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh con người từng trải bình tĩnh đón nhận những tác động bất thường của cuộc sống trong sự lạc quan tin yêu.
Thang điểm:
- Điểm 1,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên; văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng; bài viết thể hiện được sự sáng tạo, cảm thụ riêng biệt. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 0,5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên; văn viết chưa thật sâu sắc nhưng phải đủ ý; diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn cả về nội dung và hình thức.
Câu 2 (3,0 điểm).
Yêu cầu: Học sinh biết viết một bài văn Nghị luận xã hội ngắn trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề trong cuộc sống. Các ý cần có:
Giải thích:
Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI.
Sự chuẩn bị bản thân con người( hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống...để đi vào một thế kỉ mới
Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người?
Vì con người là động lực phát triển của lịch sử.
Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.
c. Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới:
Tích cực học tập tiếp thu tri thức.
Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực.
Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.
Thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Thang điểm:
- 3,0: đề, nêu được cơ bản các yêu cầu. Diễn đạt tốt, bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, vừa đủ. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Hiểu đề, nêu được nội dung cơ bản. Diễn đạt khá. Có thể còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1,0: Nội dung sơ lược. Diễn đạt lúng túng. Còn nhiều lỗi chính tả.
- 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Câu 3( 6,0 điểm).
Yêu cầu: Học sinh biết viết bài Nghị luận văn học, biết đối sánh hai tác phẩm để nhận ra những nét đặc sắc của mỗi bài thơ về hình tượng người chiến sĩ. Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Các ý cần trình bày được:
Giới thiệu đề tài người chiến sĩ trong văn học cách mạng Việt Nam (1945-1975) và hai tác phẩm của hai nhà thơ.
Nét giống nhau của hai tác phẩm:
Hình ảnh người chiến sĩ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những người Việt Nam yêu
——————
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009-2010
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN.
——————————
Câu 1 (1,0 điểm).
Yêu cầu: Học sinh biết viết một đoạn văn và nêu được các ý cơ bản sau:
Bằng biện pháp tu từ nhân hoá, những hình ảnh giàu sức biểu cảm, cách nói giảm, bốn câu thơ của khổ cuối bài thơ “Sang thu” ( Hữu Thỉnh) đã thể hiện cảm nhận về sự biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa: Cuối hạ sang đầu thu. Những yếu tố về thời tiết( nắng, mưa, sấm ) được phát hiện trong những biến đổi tinh vi( vẫn còn, vơi dần, bớt).
Đoạn thơ còn có nghĩa ẩn dụ: Khẳng định sức sống mãnh liệt của tâm hồn con người. Dù tuổi đã “ sang thu” nhưng vẫn còn rạo rực, nồng nàn tình cảm trước thiên nhiên, cuộc đời. “ Sấm” là những vang động, “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh con người từng trải bình tĩnh đón nhận những tác động bất thường của cuộc sống trong sự lạc quan tin yêu.
Thang điểm:
- Điểm 1,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên; văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng; bài viết thể hiện được sự sáng tạo, cảm thụ riêng biệt. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 0,5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên; văn viết chưa thật sâu sắc nhưng phải đủ ý; diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn cả về nội dung và hình thức.
Câu 2 (3,0 điểm).
Yêu cầu: Học sinh biết viết một bài văn Nghị luận xã hội ngắn trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề trong cuộc sống. Các ý cần có:
Giải thích:
Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI.
Sự chuẩn bị bản thân con người( hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống...để đi vào một thế kỉ mới
Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người?
Vì con người là động lực phát triển của lịch sử.
Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.
c. Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới:
Tích cực học tập tiếp thu tri thức.
Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực.
Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.
Thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Thang điểm:
- 3,0: đề, nêu được cơ bản các yêu cầu. Diễn đạt tốt, bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, vừa đủ. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Hiểu đề, nêu được nội dung cơ bản. Diễn đạt khá. Có thể còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1,0: Nội dung sơ lược. Diễn đạt lúng túng. Còn nhiều lỗi chính tả.
- 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Câu 3( 6,0 điểm).
Yêu cầu: Học sinh biết viết bài Nghị luận văn học, biết đối sánh hai tác phẩm để nhận ra những nét đặc sắc của mỗi bài thơ về hình tượng người chiến sĩ. Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Các ý cần trình bày được:
Giới thiệu đề tài người chiến sĩ trong văn học cách mạng Việt Nam (1945-1975) và hai tác phẩm của hai nhà thơ.
Nét giống nhau của hai tác phẩm:
Hình ảnh người chiến sĩ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những người Việt Nam yêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lăng Đức Học
Dung lượng: 54,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)