Đáp án HSG Văn Bắc Ninh 2017
Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Lâm |
Ngày 12/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: Đáp án HSG Văn Bắc Ninh 2017 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016- 2017
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Câu 1 (4,0 điểm)
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ tiêu biểu trong đoạn thơ sau:
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời...
(Trăng ơi...từ đâu đến, Trần Đăng Khoa)
- Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ điệp từ: "hay...", điệp cấu trúc câu: "Trăng ơi...từ đâu đến". (1,0 điểm)
Tác dụng của biện pháp điệp: Mang đến âm hưởng nhịp nhàng, tạo chất nhạc cho thơ. Việc lặp lại ba lần câu hỏi: "Trăng ơi...từ đâu đến?" thể hiện niềm khao khát khám phá, tìm hiểu tự nhiên của trẻ thơ. (1,0 điểm)
- Biện pháp tu từ so sánh: "Trăng hồng như quả chín"; "Trăng tròn như mắt cá"; "Trăng bay như quả bóng". (1,0 điểm)
Tác dụng của biện pháp so sánh: Nhà thơ so sánh trăng với những sự vật gần gũi trong thiên nhiên, đời sống con người, khi là "quả chín", khi là "mắt cá", "quả bóng". Mỗi hình ảnh so sánh đó đều bộc lộ khả năng liên tưởng phong phú, sự tinh tế trong quan sát, sự hồn nhiên trong sáng của tâm hồn trẻ thơ. (1,0 điểm)
Câu 2 (6,0 điểm)
“Những giọt sương lặn vào lá cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương…”
(Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân)
Suy nghĩ của em về bức thông điệp đời sống rút ra từ văn bản trên.
A. Về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một đoạn trích, hệ thống luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm… Người viết cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài văn.
B. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý chính sau đây:
1. Phân tích khái quát đoạn thơ, rút ra vấn đề cần bàn luận:
- Hình ảnh giọt sương lặn vào lá cỏ: biểu tượng cho cái đẹp bình dị, khiêm nhường của đời sống quanh ta.
- Nắng gắt, bão tố: ẩn dụ để chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc đời.
- Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương
Cấu trúc: Qua…vẫn…vẫn: nhấn mạnh vẻ đẹp vững bền, bất biến của những giọt sương qua bao khắc nghiệt của tự nhiên, bao thăng trầm của đời sống.
=> Từ một hiện tượng trong thiên nhiên, Thanh Thảo gợi mở cho ta nhiều suy ngẫm về con người, cuộc sống:
- Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của thiên nhiên, và cũng chính là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người trước sóng gió cuộc đời.
- Cách nhìn nhận, khám phá cái đẹp của đời sống: Đời sống vẫn luôn tiềm ẩn những vẻ đẹp kì diệu. Có những sự vật bề ngoài tưởng chừng mong manh, những con người thoạt nhìn rất nhỏ bé, khiêm nhường (như giọt sương, lá cỏ) nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh lớn lao, một vẻ đẹp kì diệu (Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh, Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương).
2. Bàn luận:
- Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm. Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, có những con người bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống phi thường, đầy bản lĩnh, nghị lực. (Nêu dẫn chứng…)
- Mặt khác, chính hoàn cảnh khó khăn, thử thách lại là “thuốc thử” để con người nhận ra chính mình.
- Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, những con người khiêm nhường mà vĩ đại. Muốn nhận ra những vẻ đẹp đó, điều cốt yếu nhất là chúng ta cần phải có tấm lòng biết yêu cái đẹp
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016- 2017
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Câu 1 (4,0 điểm)
Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của hai biện pháp tu từ tiêu biểu trong đoạn thơ sau:
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời...
(Trăng ơi...từ đâu đến, Trần Đăng Khoa)
- Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ điệp từ: "hay...", điệp cấu trúc câu: "Trăng ơi...từ đâu đến". (1,0 điểm)
Tác dụng của biện pháp điệp: Mang đến âm hưởng nhịp nhàng, tạo chất nhạc cho thơ. Việc lặp lại ba lần câu hỏi: "Trăng ơi...từ đâu đến?" thể hiện niềm khao khát khám phá, tìm hiểu tự nhiên của trẻ thơ. (1,0 điểm)
- Biện pháp tu từ so sánh: "Trăng hồng như quả chín"; "Trăng tròn như mắt cá"; "Trăng bay như quả bóng". (1,0 điểm)
Tác dụng của biện pháp so sánh: Nhà thơ so sánh trăng với những sự vật gần gũi trong thiên nhiên, đời sống con người, khi là "quả chín", khi là "mắt cá", "quả bóng". Mỗi hình ảnh so sánh đó đều bộc lộ khả năng liên tưởng phong phú, sự tinh tế trong quan sát, sự hồn nhiên trong sáng của tâm hồn trẻ thơ. (1,0 điểm)
Câu 2 (6,0 điểm)
“Những giọt sương lặn vào lá cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương…”
(Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân)
Suy nghĩ của em về bức thông điệp đời sống rút ra từ văn bản trên.
A. Về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một đoạn trích, hệ thống luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm… Người viết cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài văn.
B. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý chính sau đây:
1. Phân tích khái quát đoạn thơ, rút ra vấn đề cần bàn luận:
- Hình ảnh giọt sương lặn vào lá cỏ: biểu tượng cho cái đẹp bình dị, khiêm nhường của đời sống quanh ta.
- Nắng gắt, bão tố: ẩn dụ để chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc đời.
- Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương
Cấu trúc: Qua…vẫn…vẫn: nhấn mạnh vẻ đẹp vững bền, bất biến của những giọt sương qua bao khắc nghiệt của tự nhiên, bao thăng trầm của đời sống.
=> Từ một hiện tượng trong thiên nhiên, Thanh Thảo gợi mở cho ta nhiều suy ngẫm về con người, cuộc sống:
- Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của thiên nhiên, và cũng chính là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người trước sóng gió cuộc đời.
- Cách nhìn nhận, khám phá cái đẹp của đời sống: Đời sống vẫn luôn tiềm ẩn những vẻ đẹp kì diệu. Có những sự vật bề ngoài tưởng chừng mong manh, những con người thoạt nhìn rất nhỏ bé, khiêm nhường (như giọt sương, lá cỏ) nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh lớn lao, một vẻ đẹp kì diệu (Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh, Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương).
2. Bàn luận:
- Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm. Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, có những con người bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống phi thường, đầy bản lĩnh, nghị lực. (Nêu dẫn chứng…)
- Mặt khác, chính hoàn cảnh khó khăn, thử thách lại là “thuốc thử” để con người nhận ra chính mình.
- Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao, những con người khiêm nhường mà vĩ đại. Muốn nhận ra những vẻ đẹp đó, điều cốt yếu nhất là chúng ta cần phải có tấm lòng biết yêu cái đẹp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thế Lâm
Dung lượng: 70,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)