Đáp án HSG Tỉnh Nghệ An bảng B(11-12)

Chia sẻ bởi Đậu Kim Tuyến | Ngày 12/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Đáp án HSG Tỉnh Nghệ An bảng B(11-12) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN



KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2011 – 2012

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN - BẢNG B

( Hướng dấn chấm gồm có 02 trang)


I. Hướng dẫn chung

- Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
- Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, chiết đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những thang điểm chính, giám khảo bàn bạc thống nhất trong việc chi tiết hóa điểm số.


II. Những yêu cầu cụ thể
Câu 1. (8,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, giàu tính biểu cảm và sức thuyết phục.

*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh hiểu và nêu được những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài.
1. Giải thích về nội dung ý nghĩa của câu nói: (3,0 điểm)
a. Giải thích nghĩa đen (0,5 điểm): ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa sáng bóng đêm. Nhưng để có được ánh sáng đó phải có người làm ra ngọn đèn và người cầm đèn soi sáng trong đêm.
b. Ý nghĩa biểu tượng (2,5 điểm):
- Hình ảnh ngọn đèn, ánh sáng của ngọn đèn chỉ những thành quả tốt đẹp do cuộc đời mang lại. Người cầm đèn tượng trưng cho những đóng góp, những hy sinh lặng thầm bền bỉ.
→ Nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành quả đang có, biết tri ân những người làm ra nó và đặc biệt là phải hiểu, tri ân trước những hi sinh âm thầm, khó thấy.

2. Suy nghĩ, đánh giá của người viết về ý kiến: (5,0 điểm)
Học sinh được tự do nêu những ý kiến của mình trên cơ sở những định hướng cơ bản sau:
Khẳng định tính đúng đắn của câu nói.
Khẳng định ý nghĩa nhân văn và giá trị giáo dục của nó (nhắc nhở, hướng con người đến với lối sống ân nghĩa) .
Bàn bạc mở rộng vấn đề, liên hệ thực tiễn (có thể nêu ra hai mặt của vấn đề để bàn luận: Lối sống tri ân và lối sống bội bạc, vô tình).

Câu 2: (12,0 điểm )
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận văn học.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, giàu tính biểu cảm và sức thuyết phục.
- Có kĩ năng cảm thụ về tác phẩm văn học.

* Yêu cầu về kiến thức:
1. Chỉ ra nội dung của “Bản sắc vùng cao” trong thơ Y Phương (2,0 điểm): Đó là những gì rất riêng rất đặc trưng được thể hiện qua: ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc, cách nghĩ.
2. “Bản sắc” đó được thể hiện trong bài thơ “Nói với con” (8,0 điểm): Học sinh biết bám vào các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ để làm rõ những nội dung cơ bản sau:
- Ngôn ngữ: Cách dùng từ, lối phô diễn rất giản dị, mộc mạc, tự nhiên như không
tìm thấy dấu vết của sự dụng công nghệ thuật nào.
- Hình ảnh: Hình ảnh phong phú, mới lạ, vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa chân
thực, vừa mang tính biểu trưng sâu sắc. Các biện pháp ẩn dụ, nhân
hóa, điệp ngữ được sử dụng linh hoạt, có giá trị tạo hình và giàu sức
biểu cảm.
- Giọng điệu: Vừa rắn rỏi, vừa ấm áp như tiếng nói, hơi thở của người Tày.
→ Tất cả làm nên sức hấp dẫn của bài thơ.

- Đánh giá, nhận xét khái quát (2 điểm): “Nói với con” là sản phẩm lối tư duy, cách biểu cảm của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đậu Kim Tuyến
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)