Đáp án HSG sinh 8 năm học 2010-2011
Chia sẻ bởi Ngô Khắc Hoà |
Ngày 15/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: Đáp án HSG sinh 8 năm học 2010-2011 thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 8
NĂM HỌC 2010 -2011
Câu 1: ( 3,5 đ )
Khái niệm và ví dụ về phản xạ:
KN: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. ( 0,5 đ )
Ví dụ: Mỗi ví dụ ( 0,25 đ )
2. Phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ:
Cung phản xạ
Vòng phản xạ
Điểm
- Chỉ có một cung phản xạ nên số lượng nơ ron hướng tâm, li tâm và trung gian ít.
- Không có luồng thông tin ngược từ các cơ quan về trung ương thần kinh
- Đơn giản hơn
- Phản ứng kém chính xác hơn
- Thời gian tác dụng nhanh hơn.
- Có nhiều cung phản xạ nên số lượng nơ ron hướng tâm, li tâm và trung gian nhiều.
- Có luồng thông tin ngược từ các cơ quan về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh phát lệnh điều chỉnh phản ứng cho phù hợp.
- Phức tạp hơn.
- Phản ứng chính xác hơn.
- Thời gian tác dụng chậm hơn.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2: ( 3,5 đ)
Thành phần và tính chất hóa học của xương: ( 1đ )
Chất hữu cơ ( chất cốt giao ): Là chất có khả năng kết dính đảm bảo cho xương có tính đàn hồi và mềm dẻo. (0,5đ)
Chất vô cơ ( muối khoáng ): Chủ yếu là muối canxi làm cho xương có tính bền chắc. (0,5đ)
Trẻ em khi bị ngã ít bị gãy xương và xương nhanh phục hồi hơn xương người lớn:
Trẻ em khi bị ngã ít bị gãy xương hơn người lớn là do ở hai lứa tuổi này thành phần hóa học của xương có sự khác nhau nên tính chất của xương cũng khác nhau: (0,25 đ)
Trẻ em: Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 2/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 1/3 nên xương mềm dẻo và đàn hồi tốt. (0,5 đ)
Người lớn: Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 1/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 2/3 nên xương giòn, dễ gãy và vỡ. (0,5 đ)
Trẻ em khi bị gãy xương nhanh phục hồi hơn xương người lớn vì: Trong xương xảy ra hai quá trình tạo xương và hủy xương, tỉ lệ này ở các lứa tuổi khác nhau có sự khác nhau: ( 0,25 đ )
Trẻ em: Quá trình tạo xương diễn ra mạnh hơn quá trình hủy xương do đó khi các tế bào của lớp màng xương phân chia sẽ tạo ra các tế bào mới nối các phần xương gãy với nhau nên xương nhanh chóng phục hồi. (0,5đ)
Người lớn: Quá trình tạo xương diễn ra yếu hơn quá trình hủy xương nên khả năng phục hồi của xương chậm hơn. (0,5 đ)
Câu 3: ( 3 đ )
Máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch là đông ngay:
Máu chảy trong mạch không đông là do:
Thành mạch trơn, nhẵn nên tiểu cầu không bị vỡ vì vậy không giải phóng enzim để tạo thành sơi tơ máu. (0,5 đ)
Trên thành mạch máu có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra. (0,5 đ)
Máu chảy ra khỏi mạch là đông ngay là do:
Tiểu cầu khi ra ngoài chạm vào cạnh sắc của vết thương nên bị vỡ giải phóng ra enzim. (0,5 đ)
Enzim này kết hợp với protein và ion canxi có trong huyết tương tạo thành các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu hình thành khối máu đông bịt kín vết thương làm máu không chảy ra được. (0,5 đ)
Phải thử máu trước khi truyền vì:
Để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp tránh hiện tượng ngưng máu: Hồng cầu của người cho kết dính trong huyết tương của người nhận làm người nhận bị chết. (0,5 đ)
Để tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh như virut viêm gan B, virut HIV …(0,5 đ)
Câu 4: ( 4đ )
Áp suất O2 trong túi phổi luôn lớn hơn áp suất O2 trong mạch và áp suất CO2 trong tế bào luôn lớn hơn áp suất CO2 trong mao mạch.
Áp suất O2 trong túi phổi luôn lớn hơn áp suất O2 trong mạch vì:
Không khí trong túi phổi là không khí hít vào nên chứa tỉ lệ O2 rất lớn khoảng 21 %. ( 0,25đ )
Máu theo động mạch ra phổi chứa ít O2 ( 0,25đ )
Lượng O2 sau khi hít vào mao mạch sẽ được vận chuyển nhanh chóng về tim
NĂM HỌC 2010 -2011
Câu 1: ( 3,5 đ )
Khái niệm và ví dụ về phản xạ:
KN: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. ( 0,5 đ )
Ví dụ: Mỗi ví dụ ( 0,25 đ )
2. Phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ:
Cung phản xạ
Vòng phản xạ
Điểm
- Chỉ có một cung phản xạ nên số lượng nơ ron hướng tâm, li tâm và trung gian ít.
- Không có luồng thông tin ngược từ các cơ quan về trung ương thần kinh
- Đơn giản hơn
- Phản ứng kém chính xác hơn
- Thời gian tác dụng nhanh hơn.
- Có nhiều cung phản xạ nên số lượng nơ ron hướng tâm, li tâm và trung gian nhiều.
- Có luồng thông tin ngược từ các cơ quan về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh phát lệnh điều chỉnh phản ứng cho phù hợp.
- Phức tạp hơn.
- Phản ứng chính xác hơn.
- Thời gian tác dụng chậm hơn.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2: ( 3,5 đ)
Thành phần và tính chất hóa học của xương: ( 1đ )
Chất hữu cơ ( chất cốt giao ): Là chất có khả năng kết dính đảm bảo cho xương có tính đàn hồi và mềm dẻo. (0,5đ)
Chất vô cơ ( muối khoáng ): Chủ yếu là muối canxi làm cho xương có tính bền chắc. (0,5đ)
Trẻ em khi bị ngã ít bị gãy xương và xương nhanh phục hồi hơn xương người lớn:
Trẻ em khi bị ngã ít bị gãy xương hơn người lớn là do ở hai lứa tuổi này thành phần hóa học của xương có sự khác nhau nên tính chất của xương cũng khác nhau: (0,25 đ)
Trẻ em: Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 2/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 1/3 nên xương mềm dẻo và đàn hồi tốt. (0,5 đ)
Người lớn: Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 1/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 2/3 nên xương giòn, dễ gãy và vỡ. (0,5 đ)
Trẻ em khi bị gãy xương nhanh phục hồi hơn xương người lớn vì: Trong xương xảy ra hai quá trình tạo xương và hủy xương, tỉ lệ này ở các lứa tuổi khác nhau có sự khác nhau: ( 0,25 đ )
Trẻ em: Quá trình tạo xương diễn ra mạnh hơn quá trình hủy xương do đó khi các tế bào của lớp màng xương phân chia sẽ tạo ra các tế bào mới nối các phần xương gãy với nhau nên xương nhanh chóng phục hồi. (0,5đ)
Người lớn: Quá trình tạo xương diễn ra yếu hơn quá trình hủy xương nên khả năng phục hồi của xương chậm hơn. (0,5 đ)
Câu 3: ( 3 đ )
Máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch là đông ngay:
Máu chảy trong mạch không đông là do:
Thành mạch trơn, nhẵn nên tiểu cầu không bị vỡ vì vậy không giải phóng enzim để tạo thành sơi tơ máu. (0,5 đ)
Trên thành mạch máu có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra. (0,5 đ)
Máu chảy ra khỏi mạch là đông ngay là do:
Tiểu cầu khi ra ngoài chạm vào cạnh sắc của vết thương nên bị vỡ giải phóng ra enzim. (0,5 đ)
Enzim này kết hợp với protein và ion canxi có trong huyết tương tạo thành các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu hình thành khối máu đông bịt kín vết thương làm máu không chảy ra được. (0,5 đ)
Phải thử máu trước khi truyền vì:
Để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp tránh hiện tượng ngưng máu: Hồng cầu của người cho kết dính trong huyết tương của người nhận làm người nhận bị chết. (0,5 đ)
Để tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh như virut viêm gan B, virut HIV …(0,5 đ)
Câu 4: ( 4đ )
Áp suất O2 trong túi phổi luôn lớn hơn áp suất O2 trong mạch và áp suất CO2 trong tế bào luôn lớn hơn áp suất CO2 trong mao mạch.
Áp suất O2 trong túi phổi luôn lớn hơn áp suất O2 trong mạch vì:
Không khí trong túi phổi là không khí hít vào nên chứa tỉ lệ O2 rất lớn khoảng 21 %. ( 0,25đ )
Máu theo động mạch ra phổi chứa ít O2 ( 0,25đ )
Lượng O2 sau khi hít vào mao mạch sẽ được vận chuyển nhanh chóng về tim
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Khắc Hoà
Dung lượng: 64,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)