Đáp án Giao lưu HSG 5 VP 12-13
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuân |
Ngày 09/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đáp án Giao lưu HSG 5 VP 12-13 thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
ĐÁP ÁN THI HSG LỚP 5 NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 5/4/2013
Câu 1: (2 điểm).
Dựa vào nghĩa(hoặc cấu tạo) hãy xếp các từ ngữ sau thành 2 nhóm và cho biết lý do vì sao em xếp như vậy ?
Mưa phùn, mưa ào ào, mưa ngâu, mưa xối xả, mưa nguồn, mưa dầm dề, mưa bóng mây, mưa đá, mưa tầm tã, mưa rả rích.
+ Nhóm 1: Mưa phùn, mưa ngâu, mưa bóng mây, mưa đá, mưa nguồn
Lý do: Đều gồm các từ chỉ tên gọi của mưa/ Hoặc đều có cấu tạo : mưa + danh từ
+ Nhóm 2: mưa ào ào, mưa xối xả, mưa dầm dề, mưa tầm tã, mưa rả rích.
Lý do: Đều gồm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của mưa/ Hoặc đều có cấu tạo: mưa + tính từ
Câu 2: ( 2điểm).
Chữa lại mỗi câu mỗi câu sai dưới đây bằng 2 cách khác nhau:
Sửa cách nối câu ghép bằng quan hệ từ.
Sửa nội dung câu ghép.
Với điều kiện chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu.
a/ Vì bão to nên cây không bị đổ.
b/ Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.
Câu a:
+ Cách 1: Tuy bão to nhưng cây không bị đổ.
(Thay cặp quan hệ từ Vì…nên …bằng cặp quan hệ từ Tuy….nhưng…./Hoặc Mặc dù (dù)….nhưng…cho phù hợp nội dung – quan hệ tương phản.)
+ Cách 2: Vì bão to nên cây bị đổ.
(Giữ nguyên cặp quan hệ từ Vì…nên…, bỏ từ “không” để thay đổi nội dung.)
Câu b:
+ Cách 1: Tuy xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.
(Sửa lại cho đúng cặp quan hệ từ Tuy …nhưng…/ hoặc Dù (mặc dù)….nhưng…: thể hiện cặp quan hệ tương phản)
+ Cách 2: Nếu xe hỏng thì em không đến lớp đúng giờ.
(Thay từ “nhưng” bằng từ “thì”, thay từ “vẫn” bằng từ “không” để chỉnh lại nội dung: quan hệ giả thiết- kết quả)
Câu 3: (2 điểm).
Trong bài Đất và cây, nhà thơ Ý Nhi có viết:
Đất thương cây non trẻ
Nuôi cây dần lớn khôn
Cây thương mẹ vất vả
Tỏa một màu mát êm.
Em hãy cho biết biện pháp nghệ thuật nổi bật sử dụng trong đoạn thơ trên. Nhờ biện pháp nghệ thuật đó, tác giả giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ trong cuộc sống của chúng ta ?
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ trên là biện pháp nghệ thuật Nhân hóa (Đất – Cây) (tác giả đã dùng những từ thường để tả người: thương, nuôi, lớn khôn, vất vả)
- Nhờ biện pháp nghệ thuật đó, tác giả giúp em cảm nhận được tình cảm yêu thương, đẹp đẽ của cha mẹ và những người nuôi dưỡng em khôn lớn. Đồng thời cũng thấy được tấm lòng đẹp đẽ của con cái: luôn ghi nhớ và biết đền đáp công ơn của cha mẹ…đã vất vả suốt đời vì con cái.
Câu 4: (1 điểm).
Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau:
a/ Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
b/ Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.
a/ Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép
TN1 TN2 CN
miệng / bắt đầu kết trái.
VN
b/ Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên/ những chùm thảo quả đỏ
TN1 TN2 VN CN
chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.
Câu 5: (3 điểm)
Em có cảm nghĩ gì nếu em đạt giải cao trong kỳ giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh lần này ?
Bài viết chủ yếu bộc lộ (kể hay thuật lại) những cảm nghĩ giả định của bản thân nếu em đạt giải cao trong kỳ thi Giao lưu HSG lần này.
Có thể nêu những ý sau đây:
- Được tin đạt giải cao, tâm trạng em lúc đó thế nào???Em có những cử chỉ, hành động gì biểu lộ niềm vui đó…
- Bạn bè và những người thân của em có những biểu hiện gì thể hiện sự khen ngợi
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 5/4/2013
Câu 1: (2 điểm).
Dựa vào nghĩa(hoặc cấu tạo) hãy xếp các từ ngữ sau thành 2 nhóm và cho biết lý do vì sao em xếp như vậy ?
Mưa phùn, mưa ào ào, mưa ngâu, mưa xối xả, mưa nguồn, mưa dầm dề, mưa bóng mây, mưa đá, mưa tầm tã, mưa rả rích.
+ Nhóm 1: Mưa phùn, mưa ngâu, mưa bóng mây, mưa đá, mưa nguồn
Lý do: Đều gồm các từ chỉ tên gọi của mưa/ Hoặc đều có cấu tạo : mưa + danh từ
+ Nhóm 2: mưa ào ào, mưa xối xả, mưa dầm dề, mưa tầm tã, mưa rả rích.
Lý do: Đều gồm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của mưa/ Hoặc đều có cấu tạo: mưa + tính từ
Câu 2: ( 2điểm).
Chữa lại mỗi câu mỗi câu sai dưới đây bằng 2 cách khác nhau:
Sửa cách nối câu ghép bằng quan hệ từ.
Sửa nội dung câu ghép.
Với điều kiện chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu.
a/ Vì bão to nên cây không bị đổ.
b/ Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.
Câu a:
+ Cách 1: Tuy bão to nhưng cây không bị đổ.
(Thay cặp quan hệ từ Vì…nên …bằng cặp quan hệ từ Tuy….nhưng…./Hoặc Mặc dù (dù)….nhưng…cho phù hợp nội dung – quan hệ tương phản.)
+ Cách 2: Vì bão to nên cây bị đổ.
(Giữ nguyên cặp quan hệ từ Vì…nên…, bỏ từ “không” để thay đổi nội dung.)
Câu b:
+ Cách 1: Tuy xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.
(Sửa lại cho đúng cặp quan hệ từ Tuy …nhưng…/ hoặc Dù (mặc dù)….nhưng…: thể hiện cặp quan hệ tương phản)
+ Cách 2: Nếu xe hỏng thì em không đến lớp đúng giờ.
(Thay từ “nhưng” bằng từ “thì”, thay từ “vẫn” bằng từ “không” để chỉnh lại nội dung: quan hệ giả thiết- kết quả)
Câu 3: (2 điểm).
Trong bài Đất và cây, nhà thơ Ý Nhi có viết:
Đất thương cây non trẻ
Nuôi cây dần lớn khôn
Cây thương mẹ vất vả
Tỏa một màu mát êm.
Em hãy cho biết biện pháp nghệ thuật nổi bật sử dụng trong đoạn thơ trên. Nhờ biện pháp nghệ thuật đó, tác giả giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ trong cuộc sống của chúng ta ?
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ trên là biện pháp nghệ thuật Nhân hóa (Đất – Cây) (tác giả đã dùng những từ thường để tả người: thương, nuôi, lớn khôn, vất vả)
- Nhờ biện pháp nghệ thuật đó, tác giả giúp em cảm nhận được tình cảm yêu thương, đẹp đẽ của cha mẹ và những người nuôi dưỡng em khôn lớn. Đồng thời cũng thấy được tấm lòng đẹp đẽ của con cái: luôn ghi nhớ và biết đền đáp công ơn của cha mẹ…đã vất vả suốt đời vì con cái.
Câu 4: (1 điểm).
Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau:
a/ Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
b/ Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.
a/ Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép
TN1 TN2 CN
miệng / bắt đầu kết trái.
VN
b/ Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên/ những chùm thảo quả đỏ
TN1 TN2 VN CN
chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.
Câu 5: (3 điểm)
Em có cảm nghĩ gì nếu em đạt giải cao trong kỳ giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh lần này ?
Bài viết chủ yếu bộc lộ (kể hay thuật lại) những cảm nghĩ giả định của bản thân nếu em đạt giải cao trong kỳ thi Giao lưu HSG lần này.
Có thể nêu những ý sau đây:
- Được tin đạt giải cao, tâm trạng em lúc đó thế nào???Em có những cử chỉ, hành động gì biểu lộ niềm vui đó…
- Bạn bè và những người thân của em có những biểu hiện gì thể hiện sự khen ngợi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuân
Dung lượng: 74,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)