Đáp án_Đề thi HSG_Ngữ văn 9_Tiền Giang_2008-2009

Chia sẻ bởi Đặng Khai Nguyên | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Đáp án_Đề thi HSG_Ngữ văn 9_Tiền Giang_2008-2009 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN
Khóa ngày 10/02/2009
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (12,0 điểm)
V. Tec-kê-rây (nhà văn Anh) đã viết: “Thế giới là tấm gương soi trong đó mọi người đều soi thấy vẻ mặt của mình. Nếu bạn nhăn nhó, tấm gương sẽ cho bạn thấy một bộ mặt sầu não, bạn hãy cười với nó đi và bạn sẽ gặp ở đó một người bạn vui vẻ ”.
Từ nhận định trên em có suy nghĩ gì trong phương hướng phấn đấu rèn luyện của mình ?
Câu 2: (8,0 điểm)
Em hãy phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau (chỉ cần nêu vắn tắt, không cần viết thành bài văn):
“Vì sao ? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người : Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh”.
(Tố Hữu – Theo chân Bác – 01/1970)

----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------


UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN
Khóa ngày: 10/02/2009
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : NGỮ VĂN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (12 điểm)
I. YÊU CẦU CHUNG:
Học sinh biết giải thích nhận định nêu ở đề bài, để từ đó trình bày suy nghĩ của mình.
Nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây:
1. Làm rõ ý nghĩa của nhận định trên: khuyên con người nên (có những tình cảm, thái độ, hành động) lạc quan, tích cực đối với cuộc đời.
2. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định sự đồng tình của bản thân với nhận định trên.
3. Trình bày phương hướng phấn đấu của bản thân (chẳng hạn sẽ rèn luyện, trau dồi những tình cảm, thái độ, hành động tích cực đối với mọi người, đối với cuộc sống, v.v.).
LƯU Ý: Học sinh có thể sắp xếp hoặc trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, giáo viên căn cứ vào tính chất hợp lí, thuyết phục, sáng tạo để đánh giá và cho điểm bài làm.
III.TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
Điểm 11,12: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Bài làm có tính sáng tạo.
- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, phong phú.
- Diễn đạt tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 9,10: - Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu nêu trên.
- Bố cục và lập luận hợp lí, có sức thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy. Có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
Điểm 6,7: - Hiểu đúng đề bài, bài viết đầy đủ 3 ý ở Mục II nhưng còn sơ lược.
- Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý. Không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 3,4: - Nội dung sơ sài. Còn lúng túng trong phương pháp.
- Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 00,0: - Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.
Câu 2: (8,0 điểm)
I. YÊU CẦU:
1. Về nội dung: Phát hiện và phân tích được các biện pháp tu từ sau:
Định ngữ nghệ thuật: Trái đất nặng ân tình ( chỉ nhân loại tiến bộ trên thế giới.
So sánh: Hồ Chí Minh như:
niềm tin: gợi liên tưởng đến phẩm chất “đại trí”;
dũng khí: gợi liên tưởng đến phẩm chất “đại dũng”;
lòng nhân nghĩa: gợi liên tưởng đến phẩm chất “đại nhân”;
đức hi sinh: gợi liên tưởng đến phẩm chất “đại nhân”.
Câu hỏi tu từ: Vì sao? ( Cả khổ thơ là một câu hỏi tu từ, nhờ đó những phẩm chất của Bác Hồ được tác giả ca ngợi một cách gián tiếp (người đọc buộc phải chủ động tìm ra lời giải đáp), do vậy khổ thơ có sức thuyết phục sâu sắc hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Khai Nguyên
Dung lượng: 51,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)