Đáp án_Đề thi HSG_Ngữ văn 9_Hải Dương_2012-2013

Chia sẻ bởi Đặng Khai Nguyên | Ngày 12/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Đáp án_Đề thi HSG_Ngữ văn 9_Hải Dương_2012-2013 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 27/3/2013
(Đề thi gồm: 01 trang)

Câu1 (2,0 điểm):
Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa như thế nào trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Quang Sáng?
Câu 2 (3,0 điểm):
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(“Mùa xuân nho nhỏ ” - Thanh Hải)
Em có suy nghĩ gì về lẽ sống được nêu ở khổ thơ trên?
Câu 3 (5,0 điểm):
Tình yêu con qua những điều mong ước của mẹ, cha trong hai đoạn thơ:
- “ ...Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn...”
(“Con cò” - Chế Lan Viên)
- “ ...Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục...”
(“Nói với con” - Y Phương)
....................Hết ........................
Họ và tên thí sinh: ......................................................Số báo danh: ....................
Chữ ký của giám thị 1: ..............................Chữ ký của giám thị 2: .....................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút
Ngày thi: 27/3/2013

HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (2 điểm):
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung vào những nội dung sau:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và chủ đề truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, trong đó chiếc lược ngà là chi tiết quan trọng, trở đi trở lại trong tác phẩm và được đặt thành nhan đề của truyện. (0,5 điểm)
- Chi tiết thể hiện tình cha con sâu nặng: ông Sáu tạc vào chiếc lược nỗi nhớ thương con vô hạn. Và chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng, biểu tượng độc đáo của tình phụ tử tạo nên sức hấp dẫn sâu xa cho tác phẩm.
(1,0 điểm)
- Chiếc lược nối dài những tình cảm trong kháng chiến: tình đồng đội gắn bó. (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
1. Yêu cầu
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục bài viết hoàn chỉnh, luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Văn viết trong sáng, diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
- Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau:
- Nêu được luận đề: Đoạn thơ của Thanh Hải mang ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, thể hiện lẽ sống đúng đắn: Mỗi cá nhân, mỗi cuộc đời bằng những việc làm thiết thực, chân thành tự nguyện dâng hiến phần nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
- Giải thích được các hình ảnh: Mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng, tuổi hai mươi, tóc bạc.
- Bình luận:
+ Ý nghĩa gợi ra từ lời thơ trên lắng đọng nhiều suy nghĩ: con người ta phải tự tin vào bản thân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Khai Nguyên
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)