Đáp án đề cương ôn tập sinh 7 HKII - Năm học 2013-2014

Chia sẻ bởi Ngô Thu | Ngày 15/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Đáp án đề cương ôn tập sinh 7 HKII - Năm học 2013-2014 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH 7 – HKII – NĂM HỌC 2013-2014
1. LỚP LƯỠNG CƯ
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn?
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.
2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.
Câu 2: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì:
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của lưỡng cư:
Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa cạn vừa nước.
+ Da trần và ẩm
+ Di chuyển bằng 4 chi
+ Hô hấp bằng phổi và da
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể.
+ Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
+ Là động vật biến nhiệt.
Câu 4: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người
- Vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người
+ Làm thức ăn cho con người.
+ 1 số lưỡng cư làm thuốc.
+ Diệt sâu bọ có hại.
2. LỚP BÒ SÁT
Câu 1 : Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát ?
Đặc điểm chung của bò sát:
- Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai.
- Chi yếu có vuốt sắc
- Phổi có nhiều vách ngăn
- Tm có vách hụt ngăn tâm thất (Trừ cá sấu)
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
- Là động vật biến nhiệt.
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong
- Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
Câu 2: So sánh bộ xương thằn lằn khác với bộ xương ếch, thích nghi với đời sống trên cạn?
Bộ xương thằn lằn:
- Thằn lằn xuất hiện xương sườn ( tham gia vào hô hấp trên cạn
- Có 8 đốt sống cổ ( cử động linh hoạt
- Cột sống dài.
- Đai vai khớp với cột sống
Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn.
Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn: Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mí cử động và tuyến lệ; mạng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn có vuốt sắc.
Câu 4: Nêu vai trò của bò sát đối với đời sống con người
Vai trò của bò sát:
- Ích lợi: + Có ích cho nông nghiệp: Diệt sâu bọ, diệt chuột…
+ Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa…
+ Làm dược phẩm: rắn, trăn…
+ Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu…
- Tác hại: + Gây độc cho người: rắn…
3. LỚP CHIM
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của lớp chim.
- Đăc điểm chung của lớp chim:
+ Mình có lông vũ bao phủ
+ Chi trước biến đổi thành cánh
+ Có mỏ sừng
+ Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
+ Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
+ Là động vật hằng nhiệt.
Câu 2: Vẽ hình và chú thích sơ đồ não bộ của chim bồ câu
Vẽ đúng hình, ghi đúng 5 chú thích như hình 43.4 sgk
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thu
Dung lượng: 111,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)