ĐÁP_ÁN CHẤM VĂN9_THI THỬTHPT
Chia sẻ bởi Đặng Thị Liên |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: ĐÁP_ÁN CHẤM VĂN9_THI THỬTHPT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
———————
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
( Đáp án có 04 trang)
——————
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Đoạn văn được trích từ truyện ngắn “Làng” của tác giả Kim Lân (0,5 đ)
b) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt tự sự (0,5 đ)
c) Tâm lí nhân vật ông Hai trong đoạn văn được miêu tả và thể hiện qua hình thức ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm. (0,5 đ)
- Câu văn thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm:
“Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...” (0,25 đ)
- Câu văn thể hiện ngôn ngữ độc thoại:
“- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?” (0,25 đ)
Câu 2: (3,0 điểm)
a) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ: (0,5 đ)
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
(Nếu sai dấu, thiếu dấu cho 0,25 điểm)
b) Trình bày nội dung đoạn thơ và hiểu biết về tác giả, tác phẩm:
- Nội dung của đoạn thơ: Những thành quả ngày hôm nay cháu có được là nhờ tình yêu thương, sự chăm sóc của bà. Cháu đã lớn khôn, được hưởng cuộc sống với niềm vui rộng mở nhưng vẫn nhớ về bà với niềm thương nhớ khôn nguôi và lòng biết ơn sâu nặng. (0,5 đ)
- Nhà thơ Bằng Việt: Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại Huế, quê ở Thạch Thất- Hà Tây (nay là Hà Nội). Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. (0,5 đ)
- Bài thơ Bếp lửa được viết năm 1963 khi tác giả là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài (Liên xô). Bài thơ được đưa vào tập Hương cây - Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc của người cháu về người bà và tuổi thơ ấu được ở cùng bà qua đó thể hiện sâu sắc lòng thương nhớ và biết ơn bà.
(0,5 đ)
c) Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
(0,5 đ)
- Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
(0,5 đ)
Câu 3 (5,0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nữ nhà văn Lê Minh Khuê. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài (0,
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
———————
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
( Đáp án có 04 trang)
——————
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Đoạn văn được trích từ truyện ngắn “Làng” của tác giả Kim Lân (0,5 đ)
b) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt tự sự (0,5 đ)
c) Tâm lí nhân vật ông Hai trong đoạn văn được miêu tả và thể hiện qua hình thức ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm. (0,5 đ)
- Câu văn thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm:
“Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...” (0,25 đ)
- Câu văn thể hiện ngôn ngữ độc thoại:
“- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?” (0,25 đ)
Câu 2: (3,0 điểm)
a) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ: (0,5 đ)
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
(Nếu sai dấu, thiếu dấu cho 0,25 điểm)
b) Trình bày nội dung đoạn thơ và hiểu biết về tác giả, tác phẩm:
- Nội dung của đoạn thơ: Những thành quả ngày hôm nay cháu có được là nhờ tình yêu thương, sự chăm sóc của bà. Cháu đã lớn khôn, được hưởng cuộc sống với niềm vui rộng mở nhưng vẫn nhớ về bà với niềm thương nhớ khôn nguôi và lòng biết ơn sâu nặng. (0,5 đ)
- Nhà thơ Bằng Việt: Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại Huế, quê ở Thạch Thất- Hà Tây (nay là Hà Nội). Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. (0,5 đ)
- Bài thơ Bếp lửa được viết năm 1963 khi tác giả là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài (Liên xô). Bài thơ được đưa vào tập Hương cây - Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc của người cháu về người bà và tuổi thơ ấu được ở cùng bà qua đó thể hiện sâu sắc lòng thương nhớ và biết ơn bà.
(0,5 đ)
c) Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
(0,5 đ)
- Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
(0,5 đ)
Câu 3 (5,0 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nữ nhà văn Lê Minh Khuê. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài (0,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Liên
Dung lượng: 10,29KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)