Đạo đức tieu hoc
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Đức |
Ngày 12/10/2018 |
14
Chia sẻ tài liệu: Đạo đức tieu hoc thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐẠO ĐỨC Ở CẤP TIỂU HỌC
Người báo cáo : Huỳnh Thị Hạnh
Ngày báo cáo : .............................
* Đặt vấn đề :
Đối với học sinh tiểu học nói chung thì hầu hết các em chưa có suy nghĩ sâu sắc vào việc làm của mình. Các em chưa biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai nên dẫn đến các em còn nói năng, ứng xử chưa hay trong mọi tình huống. Vì vậy để hình thành cho các em có những phẩm chất đạo đức, những hành vị đúng, những cách ứng xử tốt thì đòi hỏi người giáo viên phải dạy tốt môn đạo đức, truyền thụ những cái hay cái đẹp cho các em qua những tấm gương, những việc làm cụ thể.
Chính vì thế mỗi giáo viên chúng ta phải dạy tốt môn đạo đức để giúp học sinh hình thành những hành vi và cách ứng xử tốt hơn.
I/ Mục tiêu :
1. Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi, trong quan hệ của các em với bản thân ; với người khác ; với công việc ; với cộng đồng, đất nước, nhân loại ; với môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
2. Bước đầu hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học ; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
3. Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình ; yêu thương, tôn trọng con người ; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người ; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt ; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
II/ Nội dung :
1. Quan hệ với bản thân :
* Lớp 1 :
- Phấn khởi, tự hào đã trở thành học sinh lớp 1.
- Giữ vệ sinh thân thể và ăn mặc ; giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
* Lớp 2 :
- Sống gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ giấc.
- Khi có lỗi, biết nhận lỗi và sửa lỗi.
* Lớp 3 :
- Có ý thức tự làm lấy việc của mình, không ỷ lại vào người khác.
* Lớp 4 :
- Biết bày tổ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến bản thân, tập thể.
- Trung thực trong học tập.
- Sử dụng tiết kiệm tiền của, thời giờ.
* Lớp 5 :
- Tự nhận thức được về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ; biết phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để tiến bộ.
- Có trách nhiệm về hành động của bản thân.
2. Quan hệ với người khác :
* Lớp 1 :
- Yêu quý những người thân trong gia đình ; lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị ; nhường nhịn em nhỏ.
- Yêu quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè, trường lớp ; lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo ; đoàn kết với bạn bè.
- Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. Biết chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi.
* Lớp 2 :
- Thật thà, không tham của rơi.
- Đoàn kết với bạn bè.
- Lễ độ, lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị ; khi nhận và gọi điện thoại ; khi đến nhà người khác.
- Cảm thông và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* Lớp 3 :
- Yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Tôn trọng khách nước ngoài.
- Giữ lới hứa.
- Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết thông cảm, chia sẻ với những đau thương, mất mát của người khác.
* Lớp 4 :
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Lịch sự với mọi người.
* Lớp 5 :
- Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè.
- Biết hợp tác với mọi người trong công việc chung.
- Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ.
3. Quan hệ với công việc :
* Lớp 1 :
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường : đi học đều và đúng giờ, giữ trật tự khi ra vào lớp và khi nghe giảng.
* Lớp
Người báo cáo : Huỳnh Thị Hạnh
Ngày báo cáo : .............................
* Đặt vấn đề :
Đối với học sinh tiểu học nói chung thì hầu hết các em chưa có suy nghĩ sâu sắc vào việc làm của mình. Các em chưa biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai nên dẫn đến các em còn nói năng, ứng xử chưa hay trong mọi tình huống. Vì vậy để hình thành cho các em có những phẩm chất đạo đức, những hành vị đúng, những cách ứng xử tốt thì đòi hỏi người giáo viên phải dạy tốt môn đạo đức, truyền thụ những cái hay cái đẹp cho các em qua những tấm gương, những việc làm cụ thể.
Chính vì thế mỗi giáo viên chúng ta phải dạy tốt môn đạo đức để giúp học sinh hình thành những hành vi và cách ứng xử tốt hơn.
I/ Mục tiêu :
1. Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi, trong quan hệ của các em với bản thân ; với người khác ; với công việc ; với cộng đồng, đất nước, nhân loại ; với môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
2. Bước đầu hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học ; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
3. Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình ; yêu thương, tôn trọng con người ; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người ; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt ; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
II/ Nội dung :
1. Quan hệ với bản thân :
* Lớp 1 :
- Phấn khởi, tự hào đã trở thành học sinh lớp 1.
- Giữ vệ sinh thân thể và ăn mặc ; giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
* Lớp 2 :
- Sống gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ giấc.
- Khi có lỗi, biết nhận lỗi và sửa lỗi.
* Lớp 3 :
- Có ý thức tự làm lấy việc của mình, không ỷ lại vào người khác.
* Lớp 4 :
- Biết bày tổ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến bản thân, tập thể.
- Trung thực trong học tập.
- Sử dụng tiết kiệm tiền của, thời giờ.
* Lớp 5 :
- Tự nhận thức được về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ; biết phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để tiến bộ.
- Có trách nhiệm về hành động của bản thân.
2. Quan hệ với người khác :
* Lớp 1 :
- Yêu quý những người thân trong gia đình ; lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị ; nhường nhịn em nhỏ.
- Yêu quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè, trường lớp ; lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo ; đoàn kết với bạn bè.
- Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. Biết chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi.
* Lớp 2 :
- Thật thà, không tham của rơi.
- Đoàn kết với bạn bè.
- Lễ độ, lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị ; khi nhận và gọi điện thoại ; khi đến nhà người khác.
- Cảm thông và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* Lớp 3 :
- Yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Tôn trọng khách nước ngoài.
- Giữ lới hứa.
- Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết thông cảm, chia sẻ với những đau thương, mất mát của người khác.
* Lớp 4 :
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Lịch sự với mọi người.
* Lớp 5 :
- Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè.
- Biết hợp tác với mọi người trong công việc chung.
- Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ.
3. Quan hệ với công việc :
* Lớp 1 :
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường : đi học đều và đúng giờ, giữ trật tự khi ra vào lớp và khi nghe giảng.
* Lớp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Đức
Dung lượng: 10,55KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)