Danh sach hoc sinh gioi 2014
Chia sẻ bởi Trần Nhâm Tỵ |
Ngày 12/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: danh sach hoc sinh gioi 2014 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
TRƯỜNG THCS ĐAN HÀ Môn: Ngữ văn - Năm học: 2014 - 2015
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm):
Một đoạn trích trong sách Ngữ văn 9 - Tập một có câu:
"Làn thu thủy, nét xuân sơn"
a. Hãy chép lại chín câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
b. Từ "hờn" trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ bị một bạn chép nhầm thành từ "buồn". Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thơ như thế nào ?
Câu 2 (6 điểm):
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn.
Bà ru mẹ...mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng ?"
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)
Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài văn ngắn về tình yêu và lòng biết ơn mẹ. (Độ dài không quá 02 trang).
Câu 3 (10 điểm):
Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong hai tác phẩm "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 - Tập một). Từ đó em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả?
(Hết)
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
TRƯỜNG THCS ĐAN HÀ Môn: Ngữ văn - Năm học: 2014 - 2015
Câu 1 (4 điểm):
a. (2 điểm): Học sinh chép đủ, đúng chín câu thơ tiếp theo câu "Làn thu thủy, nét xuân sơn" là các câu:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
b. (2 điểm): Học sinh giải thích được ngắn gọn, rõ ràng, hợp lý như sau:
- "Buồn": chỉ trạng thái tình cảm con người luôn lo nghĩ, âu sầu, không vui (0,5 điểm).
- "Hờn": chỉ thái độ giận dỗi, ghen ghét, đố kỵ với người khác (0.5 điểm).
- Việc chép nhầm từ "hờn" thành từ "buồn" đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ. Từ "buồn" không thể hiện được thái độ bất bình, đố kỵ của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm, đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le, đau khổ sau này của nàng. Việc chép nhầm từ như thế cũng làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mỹ của Kiều (vẻ đẹp còn vượt trội hơn cả thiên nhiên, khiến thiên nhiên tạo hóa phải đố kỵ, ghen ghét). Qua đó khẳng định được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của tác giả Nguyễn Du (1,0 điểm).
Câu 2 (6 điểm):
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- HS hiểu đúng yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội có định hướng từ suy ngẫm của nhà thơ Nguyễn Duy qua đoạn thơ.
- Biết nhận xét, đánh giá và nêu được suy nghĩ của cá nhân.
- Bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể viết theo suy nghĩ độc lập của mình nhưng trên cơ sở một vài ý cơ bản sau:
a. Giải thích ý thơ của Nguyễn Duy và xác định vấn đề cần bàn luận (2,0 điểm):
- Công lao của người mẹ với con là vô cùng lớn lao: "Sữa nuôi phần xác" (Nuôi dưỡng con về thể chất), "hát nuôi phần hồn" (Nuôi dưỡng con về tâm hồn).
- "Cái lẽ ở đời" là: Làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn của mẹ.
=> Vậy vấn đề bàn luận: Đạo làm con phải yêu thương, kính trọng và biết ơn mẹ.
b. Nội dung bàn luận:
* Khẳng định (2,0 điểm):
Đạo làm con phải yêu thương, kính trọng, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn và mang tính nhân văn
TRƯỜNG THCS ĐAN HÀ Môn: Ngữ văn - Năm học: 2014 - 2015
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm):
Một đoạn trích trong sách Ngữ văn 9 - Tập một có câu:
"Làn thu thủy, nét xuân sơn"
a. Hãy chép lại chín câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
b. Từ "hờn" trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ bị một bạn chép nhầm thành từ "buồn". Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thơ như thế nào ?
Câu 2 (6 điểm):
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn.
Bà ru mẹ...mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng ?"
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)
Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài văn ngắn về tình yêu và lòng biết ơn mẹ. (Độ dài không quá 02 trang).
Câu 3 (10 điểm):
Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong hai tác phẩm "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 - Tập một). Từ đó em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả?
(Hết)
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
TRƯỜNG THCS ĐAN HÀ Môn: Ngữ văn - Năm học: 2014 - 2015
Câu 1 (4 điểm):
a. (2 điểm): Học sinh chép đủ, đúng chín câu thơ tiếp theo câu "Làn thu thủy, nét xuân sơn" là các câu:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
b. (2 điểm): Học sinh giải thích được ngắn gọn, rõ ràng, hợp lý như sau:
- "Buồn": chỉ trạng thái tình cảm con người luôn lo nghĩ, âu sầu, không vui (0,5 điểm).
- "Hờn": chỉ thái độ giận dỗi, ghen ghét, đố kỵ với người khác (0.5 điểm).
- Việc chép nhầm từ "hờn" thành từ "buồn" đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ. Từ "buồn" không thể hiện được thái độ bất bình, đố kỵ của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm, đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le, đau khổ sau này của nàng. Việc chép nhầm từ như thế cũng làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mỹ của Kiều (vẻ đẹp còn vượt trội hơn cả thiên nhiên, khiến thiên nhiên tạo hóa phải đố kỵ, ghen ghét). Qua đó khẳng định được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của tác giả Nguyễn Du (1,0 điểm).
Câu 2 (6 điểm):
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- HS hiểu đúng yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội có định hướng từ suy ngẫm của nhà thơ Nguyễn Duy qua đoạn thơ.
- Biết nhận xét, đánh giá và nêu được suy nghĩ của cá nhân.
- Bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể viết theo suy nghĩ độc lập của mình nhưng trên cơ sở một vài ý cơ bản sau:
a. Giải thích ý thơ của Nguyễn Duy và xác định vấn đề cần bàn luận (2,0 điểm):
- Công lao của người mẹ với con là vô cùng lớn lao: "Sữa nuôi phần xác" (Nuôi dưỡng con về thể chất), "hát nuôi phần hồn" (Nuôi dưỡng con về tâm hồn).
- "Cái lẽ ở đời" là: Làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn của mẹ.
=> Vậy vấn đề bàn luận: Đạo làm con phải yêu thương, kính trọng và biết ơn mẹ.
b. Nội dung bàn luận:
* Khẳng định (2,0 điểm):
Đạo làm con phải yêu thương, kính trọng, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn và mang tính nhân văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Nhâm Tỵ
Dung lượng: 68,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)