ĐÁNH GIÁ ĐỔI MỚI MÔN TIẾNG ANH
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên |
Ngày 06/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: ĐÁNH GIÁ ĐỔI MỚI MÔN TIẾNG ANH thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ TRONG MÔN VẬT LÝ
DÀNH CHO GIÁO VIÊN THCS
2015-2016
NỘI DUNG
Các hình thức đánh giá theo định hướng năng lực
Gợi ý xây dựng BT đánh giá các năng lực thành phần bộ môn Vật lý
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Các hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực
Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình
Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí
Tự suy ngẫm và tự đánh giá
Đánh giá đồng đẳng
Đánh giá qua thực tiễn
Gợi ý xây dựng các bài tập để đánh giá các năng lực thành phần VL
K : Năng lực sử dụng kiến thức
P: Năng lực phương pháp
X: Năng lực trao đổi thông tin
C: Năng lực cá thể
Năng lực sử dụng kiến thức
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
Năng lực thành phần này có thể được đánh giá qua các câu hỏi trong sách giáo khoa để nhằm tái hiện kiến thức vật lí đã học.
Năng lực sử dụng kiến thức
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
Năng lực thành phần này có thể được đánh giá qua các câu hỏi trong sách giáo khoa để yêu cầu HS trình bày mối quan hệ giữa các kiến thức, có thể sử dụng các bài tập dưới dạng yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy, vẽ bản đồ khái niệm để diễn đạt các mối quan hệ giữa các đại lượng.
Năng lực sử dụng kiến thức
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
Các nhiệm vụ học tập ở đây có thể được giao trong quá trình học tập bao gồm:
+ Suy luận từ giả thuyết để rút ra hệ quả.
+ Suy luận từ kiến thức cũ để đưa ra kiến thức mới.
+ Sử dụng kiến thức cũ làm căn cứ đề xuất giả thuyết.
+ Tính toán công thức làm cơ sở lí thuyết cho các phép đo.
Năng lực sử dụng kiến thức
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
Tình huống thực tiễn có thể là các tình huống liên quan đến:
+ Nhiệm vụ, nhu cầu bản thân: ăn uống, đi lại,…
+ Các hoạt động thực tiễn trong gia đình: làm bếp, đồ gia dụng,…
+ Các vấn đề chung, cấp thiết: các vấn đề về ô nhiễm môi trường, năng lượng tái tạo, bảo vệ nguồn nước,…
Năng lực phương pháp
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
+ Năng lực thành phần này yêu cầu HS có thể tự đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa về thế giới tự nhiên trong đời sống mà mình quan sát được hoặc đặt ra những câu hỏi trước sự tái hiện quy luật vật lí bằng thí nghiệm của GV. Những câu hỏi này phải thể hiện được sự tư duy của HS về vấn đề cần giải quyết, sự quan sát tỉ mỉ của HS và sự liên hệ giữa sự kiện vật lí này với các kinh nghiệm, kiến thức sẵn có.
+ HS có thể sử dụng các kĩ thuật đặt câu hỏi như: 5W và 1H (who, what, where, when, why, how) để đưa ra các câu hỏi khác nhau về 1 sự kiện.
+ Để đạt được và hình thành những năng lực này GV cần từng bước giao nhiệm vụ đặt câu hỏi ở các giai đoạn: phát hiện vấn đề, tự đề xuất các khó khăn gặp phải trong quá trình giải quyết vấn đề, GV cũng có thể yêu cầu HS tự ra bài tập cho bạn trong lớp và cho bản thân mình tự giải quyết.
Năng lực phương pháp
P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
Đây chính là một trong những năng lực thành phần của năng lực quan sát, để đánh giá năng lực này GV cần giao nhiệm vụ quan sát cụ thể cho HS trong quá trình học tập ở lớp hoặc nhiệm vụ quan sát vật lí ở nhà. Ví dụ như:
+ Quan sát hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm và mô tả lại.
+ Quan sát hiện tượng diễn ra trong một số thí nghiệm và rút ra quy luật chung.
+ Quan sát quá trình xảy ra trong tự nhiên và chỉ ra các quy luật vật lí chi phối hiện tượng.
Năng lực phương pháp
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
+ Nhiệm vụ tìm kiếm tài liệu từ các nguồn thông tin khác nhau để xây dựng một bài trình chiếu về một hiện tượng vật lí, một quy luật vật lí, hoặc một ứng dụng kĩ thuật của vật lí.
+ Lấy các thông tin, dữ liệu từ các trung tâm khoa học và phân tích, xử lí để giải quyết những nhiệm vụ học tập.
+ Đọc sách tham khảo và tóm tắt những kiến thức trọng tâm thành một sơ đồ tư duy hoặc bản đồ khái niệm.
Năng lực phương pháp
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí
Năng lực thành phần này gắn với 2 phương pháp nhận thức khá phổ biến trong nhận thức vật lí đó là phương pháp tương tự và phương pháp mô hình. Để đánh giá năng lực thành phần này ta có thể xây dựng các nhiệm vụ như sau:
+ Vận dụng sự tương tự để đề xuất giả thuyết.
+ Vận dụng sự tương tự để giải các bài tập.
+ Vận dung các mô hình để giải thích các hiện tượng vật lí.
+ Vận dụng những mô hình được mô tả bằng các phương trình vật lí – toán làm cơ sở xuất phát các suy luận lí thuyết để rút ra các kết luận mới (mang tính chất dự đoán), sau đó chúng được thí nghiệm kiểm chứng sẽ trở thành kiến thức vật lí mới.
Năng lực phương pháp
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí
Đây là một năng lực thành phần của năng lực mô hình hóa bằng toán học góp phần phát triển năng lực tính toán trong nhóm năng lực chung. Năng lực thành phần này được hình thành và phát triển xuyến suốt chương trình vật lí, bao gồm:
+ Các phương trình, biểu thức toán học dùng để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí.
+ Các cách diễn tả bằng đồ thị, bằng véc tơ … để biểu diễn các quá trình vật lí.
+ Các mô hình tia, véc tơ, mặt phẳng, đường thẳng cũng được sử dụng trong việc diễn tả các hiện tượng sự vật.
Các bài tập định lượng, các bài tập đồ thị là các bài tập góp phần phát triển trực tiếp năng lực thành phần này.
Năng lực phương pháp
P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
- Đây là một năng lực thành phần khá đặc thù của môn Vật lí, ở đây đòi hỏi HS chỉ ra được và làm nổi lên các dấu hiệu bản chất, những tác nhân chính và tạm không xem xét đến hoặc bỏ qua những tác nhân phụ, những ảnh hưởng nhỏ. VD trong một số bài toán động lực học ta bỏ qua lực ma sát, bỏ qua khối lượng dây treo…
- Để đánh giá năng lực thành phần này, đôi khi ta cần ra những bài tập tính đến cả những ảnh hưởng nhỏ và so sánh với kết quả bài tập khi bỏ qua chúng. Cũng có thể ra những bài tập yêu cầu biện luận những trường hợp lí tưởng hóa của các quá trình diễn ra từ đó nhận ra ảnh hưởng của các tác nhân phụ.
Các loại hoạt động sau được yêu cầu ở HS liên quan đến luyện tập phát triển năng lực thành phần này:
- Suy nghĩ chuyển từ việc nghiên cứu hiện tượng, quá trình trong tự nhiên sang việc bố trí thí nghiệm để nghiên cứu hiện tượng, quá trình vật lí trong điều kiện lí tưởng ở phòng thí nghiệm.
- Xác định phạm vi áp dụng của các mối quan hệ, định luật nói riêng, các mô hình, thuyết vật lí nói chung.
Năng lực phương pháp
P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được
Đây là năng lực thành phần đồng thời của năng lực thực nghiệm và năng lực sáng tạo. Các nhiệm vụ giúp HS dần hình thành và phát triển năng lực này có thể đưa vào trong quá trình xây dựng kiến thức và trong các bài tập. Các bài tập đánh giá năng lực thành phần này có thể là:
+ Đề xuất mối quan hệ, dự đoán hiện tượng sẽ diễn ra và lí giải căn cứ đưa ra những dự đoán đó.
+ Đưa ra các dự đoán khác nhau trong 1 tình huống và yêu cầu đánh giá xem dự đoán nào có thể kiểm tra được.
+ Từ các định luật, mối quan hệ được mô tả bởi mô hình vật lí toán đã biết, tiến hành các suy luận lôgíc, biến đổi toán học rút ra các hệ quả lôgíc có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Năng lực phương pháp
P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
Thành phần năng lực này có thể được đánh giá thông qua yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: cần tiến hành thí nghiệm để khảo sát đưa ra giả thuyết khoa học hay kiểm chứng giả thuyết đã được đề xuất.
Đây chính là các năng lực thành phần thuộc năng lực thực nghiệm. Để đánh giá được năng lực thành phần này ta cần tiếp tục bóc tách chúng thành những thành tố có thể quan sát được và sử dụng các bảng rubric để đánh giá.
Để đánh giá năng lực về phương pháp người ta dựa vào đánh giá “thành tố kĩ năng” trong quá trình thực hiện hoặc đánh giá kết quả thông qua các sản phẩm thu được.
Khi đo các năng lực thành phần của nhóm năng lực này, ta cần phải đo chủ yếu là các “thành tố kĩ năng” của năng lực. Để đánh giá “thành tố kĩ năng” thì phức tạp hơn, hiện nay cũng không có công cụ vạn năng để đánh giá thành tố này. Cách đánh giá thành tố kĩ năng có độ tin cậy nhất người ta hay dùng đó là sử dụng bảng đánh giá theo tiêu chí và dựa trên quan sát trực tiếp. Ngoài ra người ta cũng thường dùng các câu hỏi để đánh giá thành tố kiến thức về năng lực phương pháp.
- Ví dụ 4:
Chủ đề: Sự nóng chảy
Nhiệm vụ học tập đối với HS: Hãy tiến hành thí nghiệm và điền vào phiếu học tập.
Rubric đánh giá năng lực thành phần P8 (khi HS thực hiện nhiệm vụ này)
Ví dụ 5 là một bài test dựa trên 1 thí nghiệm duy nhất được khai thác thành nhiều nhiệm vụ nhỏ qua đó sẽ đánh giá được các thành tố kĩ năng về năng lực thực nghiệm của HS.
Trong bài tập này tập trung vào đánh giá kĩ năng thiết kế cách thức tiến hành thí nghiệm và kĩ năng thực hiện thí nghiệm để rút ra kết luận qua đó hình thành lên kiến thức mới.
Năng lực phương pháp
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này
Để đánh giá thành phần này có thể thông qua quá trình biện luận kết quả thí nghiệm.
Năng lực trao đổi thông tin
X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí
Nhìn chung năng lực thành phần này được rèn luyện và phát triển thường xuyên thông qua những bài tập, trao đổi giữa GV và HS, giữa HS với HS. Các bài tập tự luận cũng giúp HS hình thành năng lực thành phần này.
Đánh giá thành tố năng lực “trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và thông qua các cách diễn tả đặc thù của vật lí “ta có thể sử dụng dưới dạng bài tập tình huống trong đó HS cần phải sử dụng ngôn ngữ vật lí để diễn tả ý kiến của cá nhân.
Ví dụ 6: Lan, Nga và Nam nói chuyện với nhau trong giờ ra chơi:
Lan: Trong giờ vật lí chúng mình được học năng lượng không mất đi và chỉ bị chuyển hóa. Điều này cũng đúng với điện năng đúng không?
Nga: Đúng vậy, điện năng cũng là năng lượng.
Lan: Thế còn (dòng) điện thì sao? Bố tớ luôn nhắc cần tiết kiệm điện vì giá điện ngày càng đắt?
Nam (giọng nửa đùa): “ Chúng ta viết thư cho nhà máy điện rằng chúng ta sẽ không trả tiền điện nữa vì Điện năng không hề bị tiêu thụ”.
Nhà cung cấp điện năng cần phải trả lời như nào? Nếu bạn là kĩ sư thuộc bộ phận kĩ thuật của Tổng công ty Điện lực thành phố, hãy viết một bức thư trả lời (tối đa 1 trang).
(Với bài tập như này HS không những phải vận dụng được kiến thức về sự chuyển hóa năng lượng, quy trình sản xuất điện năng, HS còn phải rèn luyện khả năng sử dụng thuật ngữ vật lí để lí giải thắc mắc của các HS).
Năng lực trao đổi thông tin
X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành)
Ngôn ngữ hàng ngày thường không hoàn toàn trùng với ngôn ngữ vật lí, việc sử dụng các ngôn ngữ đời sống để diễn tả các hiện tượng vật lí thường thiếu chính xác nhưng lại rất khó thay đổi ở HS.
Bài tập đánh giá năng lực thành phần “phân biệt được những miêu tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành)”.
Ví dụ 7: Hãy viết lại những câu sau đây theo ngôn ngữ vật lí:
Hôm nay trời trở rét.
Vào mùa đông những tấm áo sưởi ấm các chiến sĩ biên phòng.
Ở trong bếp rất là ấm.
Que kem đang bốc hơi.
Trời nóng cần bật quạt cho mát.
Với nhiệm vụ này, HS phải phân biệt được thuật ngữ trong đời sống và thuật ngữ trong vật lí đồng thời sử dụng được thuật ngữ vật lí để diễn tả chính xác hiện tượng, sự vật.
Năng lực thành phần này cấu thành bởi những thành tố sau: hiểu biết nội hàm của các khái niệm vật lí và phạm vi áp dụng của các khái niệm vật lí, khả năng sử dụng ngôn ngữ để viết câu, lập đoạn văn.
Năng lực trao đổi thông tin
X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau
Đây là một năng lực thành phần quan trọng, vừa là thành tố quan trọng của năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin đồng thời cũng là thành tố không thể thiếu của năng lực tự học.
Khi giao nhiệm vụ tự học cho HS cần có nhiệm vụ yêu cầu HS lựa chọn nguồn thông tin tin cậy, lựa chọn được thông tin trọng tâm trong một văn bản.
Năng lực trao đổi thông tin
X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
Có quan điểm cho rằng thành tố này chính là một loại kiến thức (kiến thức về ứng dụng kĩ thuật của vật lí). Thành tố này yêu cầu về sự vận dụng kiến thức vật lí để mô tả các thiết bị kĩ thuật vê nguyên tắc hoạt động và nguyên tăc cấu tạo.
Ta cũng có thể giao các bài tập thiết kế, chế tạo mô hình nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc cấu tạo của thiết bị kĩ thuật để đánh giá năng lực thành phần này.
Năng lực trao đổi thông tin
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ).
Đánh giá năng lực thành phần này vốn khá quen thuộc với GV thông qua việc chấm vở ghi của HS. Lí thuyết kiểm tra đánh đánh giá mới giúp cung cấp cho chúng ta một công cụ đầy đủ hơn để đánh giá đó là đánh giá thông qua hồ sơ học tập (portfolio) mà trong đó vở ghi chỉ là một bộ phận của hồ sơ học tập.
Năng lực trao đổi thông tin
X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một cách phù hợp
Năng lực thành phần này yêu cầu HS có thể trình bày kết quả hoạt động học tập của mình dưới dạng phù hợp. GV có thể đánh giá thông qua yêu cầu HS thuyết trình, trình bày viết, trình bày dưới dạng 1 đoạn video clips hoặc một mô phỏng …
Để việc đánh giá năng lực thành phần này thông qua các nhiệm vụ trình bày của HS kể trên được khách quan, GV và HS cần thống nhất các bảng tiêu chí đánh giá (rubric) để sử dụng trong đánh giá.
Ở mức độ thấp hơn GV có thể ra những câu hỏi để HS lựa chọn cách trình bày phù hợp nhất.
Ví dụ 8 [20]: Bài tập đánh giá năng lực thành phần « trình bày được một cách phù hợp kết quả công việc của mình hoặc thông tin thu được ».
Bảng ví dụ các công suất thông thường
Người 100 W
Ngựa 1000 W
Xe tải 10 000 W
+ Những cách thể hiện bảng số liệu bằng hình ảnh có chính xác và đầy đủ không ?
+ Bạn chọn cách trình bày nào để cậu em 6 tuổi của mình hiểu được sự khác biệt giữa độ lớn công suất kể trên. Giải thích ngắn gọn lựa chọn của mình.
Năng lực trao đổi thông tin
X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí
Năng lực thành phần này bao gồm các thành tố: đưa ra ý kiến, bảo vệ ý kiến và lắng nghe ý kiến của người khác.
Năng lực trao đổi thông tin
X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
Năng lực thành phần này có ngoại diên rộng bao hàm cả việc tham gia và tổ chức lãnh đạo hoạt động nhóm.
Năng lực cá thể
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Thành phần năng lực này chỉ được đánh giá thông qua những kì kiểm tra mang tính chất hệ thống cả về kiến thức và kĩ năng cũng như thái độ.
Đối với từng cá nhân HS, qua quá trình tổ chức dạy học, GV có hình dung khái quát về trình độ kiến thức, kĩ năng và thái độ của từng HS, nhưng từng HS chưa chắc đã tự đánh giá được trình độ của mình.
Năng lực cá thể
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
Thành phần năng lực này có thể được đánh giá gián tiếp thông qua đánh giá việc học tập theo dự án, theo nhóm của HS.
Năng lực cá thể
C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
Năng lực đánh giá bao gồm các thành tố về kiến thức, các kĩ năng tư duy phản biện và thái độ trung thực, khách quan. Để đánh giá năng lực phê phán ta có thể xây dựng các bài tập để HS bình luận ưu nhược điểm của các ứng dụng kĩ thuật của vật lí theo các góc nhìn về mặt kinh tế, sinh thái và môi trường.
Ngoài ra cũng có thể xây dựng bài tập dựa trên các vấn đề thực tiễn mà cần sử dụng các kiến thức, phương pháp nhận thức vật lí để làm sáng tỏ.
Năng lực cá thể
Các thành phần năng lực C3, C5 và C6 dưới đây ít được thể hiện và được tổ chức đánh giá ở HS.
C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí
C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại
C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của HS để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra có các hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho HS làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho HS làm phần tự luận.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của HS theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Cần lưu ý: Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy
:
Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác;
Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) đều phải có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá;
Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.
Cần lưu ý:
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
- Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của HS.
- Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
- Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc:
- Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm;
- Số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng HS (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
DÀNH CHO GIÁO VIÊN THCS
2015-2016
NỘI DUNG
Các hình thức đánh giá theo định hướng năng lực
Gợi ý xây dựng BT đánh giá các năng lực thành phần bộ môn Vật lý
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Các hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực
Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình
Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí
Tự suy ngẫm và tự đánh giá
Đánh giá đồng đẳng
Đánh giá qua thực tiễn
Gợi ý xây dựng các bài tập để đánh giá các năng lực thành phần VL
K : Năng lực sử dụng kiến thức
P: Năng lực phương pháp
X: Năng lực trao đổi thông tin
C: Năng lực cá thể
Năng lực sử dụng kiến thức
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
Năng lực thành phần này có thể được đánh giá qua các câu hỏi trong sách giáo khoa để nhằm tái hiện kiến thức vật lí đã học.
Năng lực sử dụng kiến thức
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
Năng lực thành phần này có thể được đánh giá qua các câu hỏi trong sách giáo khoa để yêu cầu HS trình bày mối quan hệ giữa các kiến thức, có thể sử dụng các bài tập dưới dạng yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy, vẽ bản đồ khái niệm để diễn đạt các mối quan hệ giữa các đại lượng.
Năng lực sử dụng kiến thức
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
Các nhiệm vụ học tập ở đây có thể được giao trong quá trình học tập bao gồm:
+ Suy luận từ giả thuyết để rút ra hệ quả.
+ Suy luận từ kiến thức cũ để đưa ra kiến thức mới.
+ Sử dụng kiến thức cũ làm căn cứ đề xuất giả thuyết.
+ Tính toán công thức làm cơ sở lí thuyết cho các phép đo.
Năng lực sử dụng kiến thức
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
Tình huống thực tiễn có thể là các tình huống liên quan đến:
+ Nhiệm vụ, nhu cầu bản thân: ăn uống, đi lại,…
+ Các hoạt động thực tiễn trong gia đình: làm bếp, đồ gia dụng,…
+ Các vấn đề chung, cấp thiết: các vấn đề về ô nhiễm môi trường, năng lượng tái tạo, bảo vệ nguồn nước,…
Năng lực phương pháp
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
+ Năng lực thành phần này yêu cầu HS có thể tự đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa về thế giới tự nhiên trong đời sống mà mình quan sát được hoặc đặt ra những câu hỏi trước sự tái hiện quy luật vật lí bằng thí nghiệm của GV. Những câu hỏi này phải thể hiện được sự tư duy của HS về vấn đề cần giải quyết, sự quan sát tỉ mỉ của HS và sự liên hệ giữa sự kiện vật lí này với các kinh nghiệm, kiến thức sẵn có.
+ HS có thể sử dụng các kĩ thuật đặt câu hỏi như: 5W và 1H (who, what, where, when, why, how) để đưa ra các câu hỏi khác nhau về 1 sự kiện.
+ Để đạt được và hình thành những năng lực này GV cần từng bước giao nhiệm vụ đặt câu hỏi ở các giai đoạn: phát hiện vấn đề, tự đề xuất các khó khăn gặp phải trong quá trình giải quyết vấn đề, GV cũng có thể yêu cầu HS tự ra bài tập cho bạn trong lớp và cho bản thân mình tự giải quyết.
Năng lực phương pháp
P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
Đây chính là một trong những năng lực thành phần của năng lực quan sát, để đánh giá năng lực này GV cần giao nhiệm vụ quan sát cụ thể cho HS trong quá trình học tập ở lớp hoặc nhiệm vụ quan sát vật lí ở nhà. Ví dụ như:
+ Quan sát hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm và mô tả lại.
+ Quan sát hiện tượng diễn ra trong một số thí nghiệm và rút ra quy luật chung.
+ Quan sát quá trình xảy ra trong tự nhiên và chỉ ra các quy luật vật lí chi phối hiện tượng.
Năng lực phương pháp
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
+ Nhiệm vụ tìm kiếm tài liệu từ các nguồn thông tin khác nhau để xây dựng một bài trình chiếu về một hiện tượng vật lí, một quy luật vật lí, hoặc một ứng dụng kĩ thuật của vật lí.
+ Lấy các thông tin, dữ liệu từ các trung tâm khoa học và phân tích, xử lí để giải quyết những nhiệm vụ học tập.
+ Đọc sách tham khảo và tóm tắt những kiến thức trọng tâm thành một sơ đồ tư duy hoặc bản đồ khái niệm.
Năng lực phương pháp
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí
Năng lực thành phần này gắn với 2 phương pháp nhận thức khá phổ biến trong nhận thức vật lí đó là phương pháp tương tự và phương pháp mô hình. Để đánh giá năng lực thành phần này ta có thể xây dựng các nhiệm vụ như sau:
+ Vận dụng sự tương tự để đề xuất giả thuyết.
+ Vận dụng sự tương tự để giải các bài tập.
+ Vận dung các mô hình để giải thích các hiện tượng vật lí.
+ Vận dụng những mô hình được mô tả bằng các phương trình vật lí – toán làm cơ sở xuất phát các suy luận lí thuyết để rút ra các kết luận mới (mang tính chất dự đoán), sau đó chúng được thí nghiệm kiểm chứng sẽ trở thành kiến thức vật lí mới.
Năng lực phương pháp
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí
Đây là một năng lực thành phần của năng lực mô hình hóa bằng toán học góp phần phát triển năng lực tính toán trong nhóm năng lực chung. Năng lực thành phần này được hình thành và phát triển xuyến suốt chương trình vật lí, bao gồm:
+ Các phương trình, biểu thức toán học dùng để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí.
+ Các cách diễn tả bằng đồ thị, bằng véc tơ … để biểu diễn các quá trình vật lí.
+ Các mô hình tia, véc tơ, mặt phẳng, đường thẳng cũng được sử dụng trong việc diễn tả các hiện tượng sự vật.
Các bài tập định lượng, các bài tập đồ thị là các bài tập góp phần phát triển trực tiếp năng lực thành phần này.
Năng lực phương pháp
P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
- Đây là một năng lực thành phần khá đặc thù của môn Vật lí, ở đây đòi hỏi HS chỉ ra được và làm nổi lên các dấu hiệu bản chất, những tác nhân chính và tạm không xem xét đến hoặc bỏ qua những tác nhân phụ, những ảnh hưởng nhỏ. VD trong một số bài toán động lực học ta bỏ qua lực ma sát, bỏ qua khối lượng dây treo…
- Để đánh giá năng lực thành phần này, đôi khi ta cần ra những bài tập tính đến cả những ảnh hưởng nhỏ và so sánh với kết quả bài tập khi bỏ qua chúng. Cũng có thể ra những bài tập yêu cầu biện luận những trường hợp lí tưởng hóa của các quá trình diễn ra từ đó nhận ra ảnh hưởng của các tác nhân phụ.
Các loại hoạt động sau được yêu cầu ở HS liên quan đến luyện tập phát triển năng lực thành phần này:
- Suy nghĩ chuyển từ việc nghiên cứu hiện tượng, quá trình trong tự nhiên sang việc bố trí thí nghiệm để nghiên cứu hiện tượng, quá trình vật lí trong điều kiện lí tưởng ở phòng thí nghiệm.
- Xác định phạm vi áp dụng của các mối quan hệ, định luật nói riêng, các mô hình, thuyết vật lí nói chung.
Năng lực phương pháp
P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được
Đây là năng lực thành phần đồng thời của năng lực thực nghiệm và năng lực sáng tạo. Các nhiệm vụ giúp HS dần hình thành và phát triển năng lực này có thể đưa vào trong quá trình xây dựng kiến thức và trong các bài tập. Các bài tập đánh giá năng lực thành phần này có thể là:
+ Đề xuất mối quan hệ, dự đoán hiện tượng sẽ diễn ra và lí giải căn cứ đưa ra những dự đoán đó.
+ Đưa ra các dự đoán khác nhau trong 1 tình huống và yêu cầu đánh giá xem dự đoán nào có thể kiểm tra được.
+ Từ các định luật, mối quan hệ được mô tả bởi mô hình vật lí toán đã biết, tiến hành các suy luận lôgíc, biến đổi toán học rút ra các hệ quả lôgíc có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Năng lực phương pháp
P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
Thành phần năng lực này có thể được đánh giá thông qua yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: cần tiến hành thí nghiệm để khảo sát đưa ra giả thuyết khoa học hay kiểm chứng giả thuyết đã được đề xuất.
Đây chính là các năng lực thành phần thuộc năng lực thực nghiệm. Để đánh giá được năng lực thành phần này ta cần tiếp tục bóc tách chúng thành những thành tố có thể quan sát được và sử dụng các bảng rubric để đánh giá.
Để đánh giá năng lực về phương pháp người ta dựa vào đánh giá “thành tố kĩ năng” trong quá trình thực hiện hoặc đánh giá kết quả thông qua các sản phẩm thu được.
Khi đo các năng lực thành phần của nhóm năng lực này, ta cần phải đo chủ yếu là các “thành tố kĩ năng” của năng lực. Để đánh giá “thành tố kĩ năng” thì phức tạp hơn, hiện nay cũng không có công cụ vạn năng để đánh giá thành tố này. Cách đánh giá thành tố kĩ năng có độ tin cậy nhất người ta hay dùng đó là sử dụng bảng đánh giá theo tiêu chí và dựa trên quan sát trực tiếp. Ngoài ra người ta cũng thường dùng các câu hỏi để đánh giá thành tố kiến thức về năng lực phương pháp.
- Ví dụ 4:
Chủ đề: Sự nóng chảy
Nhiệm vụ học tập đối với HS: Hãy tiến hành thí nghiệm và điền vào phiếu học tập.
Rubric đánh giá năng lực thành phần P8 (khi HS thực hiện nhiệm vụ này)
Ví dụ 5 là một bài test dựa trên 1 thí nghiệm duy nhất được khai thác thành nhiều nhiệm vụ nhỏ qua đó sẽ đánh giá được các thành tố kĩ năng về năng lực thực nghiệm của HS.
Trong bài tập này tập trung vào đánh giá kĩ năng thiết kế cách thức tiến hành thí nghiệm và kĩ năng thực hiện thí nghiệm để rút ra kết luận qua đó hình thành lên kiến thức mới.
Năng lực phương pháp
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này
Để đánh giá thành phần này có thể thông qua quá trình biện luận kết quả thí nghiệm.
Năng lực trao đổi thông tin
X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí
Nhìn chung năng lực thành phần này được rèn luyện và phát triển thường xuyên thông qua những bài tập, trao đổi giữa GV và HS, giữa HS với HS. Các bài tập tự luận cũng giúp HS hình thành năng lực thành phần này.
Đánh giá thành tố năng lực “trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và thông qua các cách diễn tả đặc thù của vật lí “ta có thể sử dụng dưới dạng bài tập tình huống trong đó HS cần phải sử dụng ngôn ngữ vật lí để diễn tả ý kiến của cá nhân.
Ví dụ 6: Lan, Nga và Nam nói chuyện với nhau trong giờ ra chơi:
Lan: Trong giờ vật lí chúng mình được học năng lượng không mất đi và chỉ bị chuyển hóa. Điều này cũng đúng với điện năng đúng không?
Nga: Đúng vậy, điện năng cũng là năng lượng.
Lan: Thế còn (dòng) điện thì sao? Bố tớ luôn nhắc cần tiết kiệm điện vì giá điện ngày càng đắt?
Nam (giọng nửa đùa): “ Chúng ta viết thư cho nhà máy điện rằng chúng ta sẽ không trả tiền điện nữa vì Điện năng không hề bị tiêu thụ”.
Nhà cung cấp điện năng cần phải trả lời như nào? Nếu bạn là kĩ sư thuộc bộ phận kĩ thuật của Tổng công ty Điện lực thành phố, hãy viết một bức thư trả lời (tối đa 1 trang).
(Với bài tập như này HS không những phải vận dụng được kiến thức về sự chuyển hóa năng lượng, quy trình sản xuất điện năng, HS còn phải rèn luyện khả năng sử dụng thuật ngữ vật lí để lí giải thắc mắc của các HS).
Năng lực trao đổi thông tin
X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành)
Ngôn ngữ hàng ngày thường không hoàn toàn trùng với ngôn ngữ vật lí, việc sử dụng các ngôn ngữ đời sống để diễn tả các hiện tượng vật lí thường thiếu chính xác nhưng lại rất khó thay đổi ở HS.
Bài tập đánh giá năng lực thành phần “phân biệt được những miêu tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành)”.
Ví dụ 7: Hãy viết lại những câu sau đây theo ngôn ngữ vật lí:
Hôm nay trời trở rét.
Vào mùa đông những tấm áo sưởi ấm các chiến sĩ biên phòng.
Ở trong bếp rất là ấm.
Que kem đang bốc hơi.
Trời nóng cần bật quạt cho mát.
Với nhiệm vụ này, HS phải phân biệt được thuật ngữ trong đời sống và thuật ngữ trong vật lí đồng thời sử dụng được thuật ngữ vật lí để diễn tả chính xác hiện tượng, sự vật.
Năng lực thành phần này cấu thành bởi những thành tố sau: hiểu biết nội hàm của các khái niệm vật lí và phạm vi áp dụng của các khái niệm vật lí, khả năng sử dụng ngôn ngữ để viết câu, lập đoạn văn.
Năng lực trao đổi thông tin
X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau
Đây là một năng lực thành phần quan trọng, vừa là thành tố quan trọng của năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin đồng thời cũng là thành tố không thể thiếu của năng lực tự học.
Khi giao nhiệm vụ tự học cho HS cần có nhiệm vụ yêu cầu HS lựa chọn nguồn thông tin tin cậy, lựa chọn được thông tin trọng tâm trong một văn bản.
Năng lực trao đổi thông tin
X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
Có quan điểm cho rằng thành tố này chính là một loại kiến thức (kiến thức về ứng dụng kĩ thuật của vật lí). Thành tố này yêu cầu về sự vận dụng kiến thức vật lí để mô tả các thiết bị kĩ thuật vê nguyên tắc hoạt động và nguyên tăc cấu tạo.
Ta cũng có thể giao các bài tập thiết kế, chế tạo mô hình nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc cấu tạo của thiết bị kĩ thuật để đánh giá năng lực thành phần này.
Năng lực trao đổi thông tin
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ).
Đánh giá năng lực thành phần này vốn khá quen thuộc với GV thông qua việc chấm vở ghi của HS. Lí thuyết kiểm tra đánh đánh giá mới giúp cung cấp cho chúng ta một công cụ đầy đủ hơn để đánh giá đó là đánh giá thông qua hồ sơ học tập (portfolio) mà trong đó vở ghi chỉ là một bộ phận của hồ sơ học tập.
Năng lực trao đổi thông tin
X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một cách phù hợp
Năng lực thành phần này yêu cầu HS có thể trình bày kết quả hoạt động học tập của mình dưới dạng phù hợp. GV có thể đánh giá thông qua yêu cầu HS thuyết trình, trình bày viết, trình bày dưới dạng 1 đoạn video clips hoặc một mô phỏng …
Để việc đánh giá năng lực thành phần này thông qua các nhiệm vụ trình bày của HS kể trên được khách quan, GV và HS cần thống nhất các bảng tiêu chí đánh giá (rubric) để sử dụng trong đánh giá.
Ở mức độ thấp hơn GV có thể ra những câu hỏi để HS lựa chọn cách trình bày phù hợp nhất.
Ví dụ 8 [20]: Bài tập đánh giá năng lực thành phần « trình bày được một cách phù hợp kết quả công việc của mình hoặc thông tin thu được ».
Bảng ví dụ các công suất thông thường
Người 100 W
Ngựa 1000 W
Xe tải 10 000 W
+ Những cách thể hiện bảng số liệu bằng hình ảnh có chính xác và đầy đủ không ?
+ Bạn chọn cách trình bày nào để cậu em 6 tuổi của mình hiểu được sự khác biệt giữa độ lớn công suất kể trên. Giải thích ngắn gọn lựa chọn của mình.
Năng lực trao đổi thông tin
X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí
Năng lực thành phần này bao gồm các thành tố: đưa ra ý kiến, bảo vệ ý kiến và lắng nghe ý kiến của người khác.
Năng lực trao đổi thông tin
X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
Năng lực thành phần này có ngoại diên rộng bao hàm cả việc tham gia và tổ chức lãnh đạo hoạt động nhóm.
Năng lực cá thể
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Thành phần năng lực này chỉ được đánh giá thông qua những kì kiểm tra mang tính chất hệ thống cả về kiến thức và kĩ năng cũng như thái độ.
Đối với từng cá nhân HS, qua quá trình tổ chức dạy học, GV có hình dung khái quát về trình độ kiến thức, kĩ năng và thái độ của từng HS, nhưng từng HS chưa chắc đã tự đánh giá được trình độ của mình.
Năng lực cá thể
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
Thành phần năng lực này có thể được đánh giá gián tiếp thông qua đánh giá việc học tập theo dự án, theo nhóm của HS.
Năng lực cá thể
C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
Năng lực đánh giá bao gồm các thành tố về kiến thức, các kĩ năng tư duy phản biện và thái độ trung thực, khách quan. Để đánh giá năng lực phê phán ta có thể xây dựng các bài tập để HS bình luận ưu nhược điểm của các ứng dụng kĩ thuật của vật lí theo các góc nhìn về mặt kinh tế, sinh thái và môi trường.
Ngoài ra cũng có thể xây dựng bài tập dựa trên các vấn đề thực tiễn mà cần sử dụng các kiến thức, phương pháp nhận thức vật lí để làm sáng tỏ.
Năng lực cá thể
Các thành phần năng lực C3, C5 và C6 dưới đây ít được thể hiện và được tổ chức đánh giá ở HS.
C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí
C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại
C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của HS để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra có các hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho HS làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho HS làm phần tự luận.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của HS theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Cần lưu ý: Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy
:
Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác;
Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) đều phải có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá;
Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.
Cần lưu ý:
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
- Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của HS.
- Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
- Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc:
- Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm;
- Số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng HS (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)