Danh gia
Chia sẻ bởi Hoàng Viết Quý |
Ngày 30/04/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Danh gia thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
NỘI DUNG
Yêu cầu và sự cần thiết phải tự đánh giá cơ sở giáo dục.
2. Một số khái niệm cần chú ý
3. Khái quát những tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục.
4. Hướng dẫn cách tự đánh giá.
5. Hướng dẫn cách mã hoá minh chứng.
6. Thực hành ghi phiếu đánh giá tiêu chí.
I. YÊU CẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC
- Chỉ thị số 46/2008/CT – BGD&ĐT ngày 05/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác đánh và kiểm định chất lượng;
- Công văn số /SGD&ĐT ngày
- Tự đánh giá là biện pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; để công khai với xã hội về thực trạng chất lượng nhà trường; là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận nhà trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục.
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN CHÚ Ý
1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục.
2. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có 03 chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục.
3. Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí.
4. Nội hàm đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi chỉ số.
5. Thông tin là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
6. Minh chứng là những thông tin gắn với các tiêu chí để xác định từng tiêu chí đạt hay không đạt. Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
Ví dụ: Tiêu chuẩn 6: Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm, hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.
a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu năm học;
c) Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục;
b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục;
c) Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.
III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG THCS
Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường THCS (2 tiêu chí, 6 chỉ số)
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường (15 tiêu chí, 45 chỉ số)
Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HS (6 tiêu chí, 18 chỉ số)
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục (12 tiêu chí, 36 chỉ số)
Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất (6 tiêu chí, 18 chỉ số)
Tiêu chuẩn 6: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (2 tiêu chí, 6 chỉ số)
Tiêu chuẩn 7: Kết quả giáo dục của HS (4 tiêu chí, 12 chỉ số)
Tổng số: 7 tiêu chuẩn, 47 tiêu chí và 141 chỉ số
IV. CÁCH TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Giới thiệu chung về TĐG
Quy trình kiểm định:
- TĐG; đăng ký kiểm định CLGD; đánh giá ngoài và đánh giá lại; công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn CLGD. TĐG là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định CLGD.
- TĐG là quá trình tự xem xét, nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá CLGD theo từng cấp học để mô tả hiện trạng, phân tích, đánh giá để chứng minh nhà trường đạt hoặc không đạt. Trên cơ sở đó, nhà trường chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao CLGD.
- TĐG thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- TĐG là một quá trình liên tục cần nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân. TĐG đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình TĐG phải dựa trên các minh chứng cụ thể rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, bao quát đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá CLGD. Để nhà trường có CLGD theo yêu cầu và bền vững, giải pháp mang tính lâu dài là xây dựng văn hoá CLGD trong nhà trường.
2. Quy trình đánh giá
2.1. Thành lập Hội đồng TĐG
2.2. Xác định mục đích, phạm vi TĐG
2.3. Xây dựng kế hoạch TĐG
2.4. Thu thập, xử lý, phân tích thông tin, minh chứng
2.5. Đánh giá mức độ trường THCS đạt được tiêu chí
2.6. Viết báo cáo TĐG
2.7. Công bố báo cáo TĐG.
Thông tin và minh chứng có thể thu thập từ hồ sơ lưu trữ của nhà trường, từ các cơ quan có liên quan, bằng phiếu hỏi hoặc phỏng vấn những người có liên quan và quan sát các hoạt động đang diễn ra trong nhà trường. Các thông tin và minh chứng thu được không chỉ phục vụ cho mục đích TĐG, mà còn nhằm mô tả hiện trạng các hoạt động giáo dục của trường để người đọc hiểu hơn, qua đó làm tăng tính thuyết phục bản báo cáo TĐG.
Khi thu thập thông tin và minh chứng, phải kiểm tra độ tin cậy, tính chính xác, mức độ phù hợp và liên quan đến từng tiêu chí.
Trong trường hợp không thể tìm được thông tin, minh chứng cho một tiêu chí nào đó, Hội đồng TĐG phải làm rõ lý do.
Khi thu thập thông tin và minh chứng, phải chỉ rõ nguồn gốc của chúng. Các thông tin, minh chứng cần được lưu trữ (kể cả các tư liệu liên quan đến nguồn gốc của các thông tin và minh chứng thu được).
3. Cấu trúc báo cáo tự đánh giá
- Trang bìa chính và bìa phụ;
- Danh sách và chữ ký thành viên Hội đồng TĐG;
- Mục lục;
- Danh mục các chữ viết tắt (nếu có);
Bản tổng hợp kết quả đánh giá CLGD trường phổ thông theo từng tiêu chí.
V. HƯỚNG DẪN CÁCH GHI PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ, MÃ HOÁ MINH CHỨNG.
1. Cách tìm, xử lí thông tin, minh chứng.
1.1. Một số lưu ý
- Cần xác định chính xác nội hàm của chỉ số.
- Một chỉ số có thể cần nhiều minh chứng, nhưng cũng có thể chỉ cần một minh chứng.
- Các minh chứng có thể được sử dụng cho một hoặc nhiều chỉ số
- Các yêu cầu của minh chứng:
+ Tính đầy đủ
+ Tính tường minh
+ Tính tương thích, phù hợp
+ Tính khả thi của việc thu thập.
1.2. CÁC KỸ THUẬT THU THẬP
THÔNG TIN VÀ MINH CHỨNG
Nghiªn cøu c¸c v¨n b¶n/tµi liÖu/ hå s¬
- LËp c¸c biÔu mÉu thèng kª
- §iÒu tra b»ng c¸c b¶ng hái/phiÕu hái (HS, GV, CBQL...)
- Pháng vÊn HS, GV, CBQL
- Trao ®æi /To¹ ®µm
- Quan s¸t/ dù giê / th¨m hiÖn trêng
1.3. Xử lý, phân tích các thông tin
và minh chứng thu được
1. Đặt câu hỏi tự chất vấn mình và chất vấn người cung cấp thông tin:
- Thông tin có phù hợp, có thể là minh chứng hay không ?
- Các minh chứng có đảm bảo tính hiện hành không?
- Các minh chứng đó đã đầy đủ để công nhận chỉ số v tiêu chí đạt hay chưa?
- Nếu người khác thu thập thì có được kết quả tương tự thế không?
1.3. Xử lý, phân tích các thông tin
và minh chứng thu được
2. Thảo luận/ phản biện trong nhóm
3. Thảo luận/ phản biện trong các phiên họp của HĐ
4. Thảo luận/ trao đổi với đồng nghiệp/ chuyên gia tư vấn
2. Mã hoá minh chứng
Công thức: [Hn.a.bc.de]
- H: viết tắt “Hộp thông tin, minh chứng” (TT, MC của mỗi tiêu chuẩn tập hợp trong 1 hộp hoặc một số hộp).
- n: số thứ tự của hộp TT, MC được đánh số từ 1 đến hết (trong trường hợp n ≥ 10 thì chuỗi ký hiệu có 11 ký tự).
- a: số thứ tự của tiêu chuẩn.
- bc: số thứ tự của tiêu chí (Lưu ý: nếu tiêu chí 1 đến 9, thì chữ b là số 0).
- ed: số thứ tự của TT, MC theo từng tiêu chí (TT, MC thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15.
Ví dụ:
[H1.1.01.01]: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1;
[H11.1.01.01]: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 11;
3. Cách ghi phiếu:
(quan sát phiếu đánh giá tiêu chí)
Bài tập vận dụng:
Chọn 01 trong 07 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (Thông tư 12/2009/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009) để viết phiếu đánh giá tiêu chí.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Viết Quý
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)