Dang vien
Chia sẻ bởi Phạm Trung Quyền |
Ngày 09/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: dang vien thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
Những bài học lãnh đạo cách mạng của Đảng
Tổng kết kinh nghiệm là một chức năng, nhiệm vụ quan trọng của khoa học lịch sử Đảng, là một mặt hoạt động lý luận rất được Đảng quan tâm. Trên thực tế, trong và sau mỗi thời kỳ vận động cách mạng, nhất là vào các dịp đại hội của Đảng từ 1960 đến nay, Đảng đều chú trọng tổng kết thực tiễn và rút ra nhiều bài học lịch sử có tác dụng nâng cao năng lực lãnh đạo của mình. Để làm rõ các bài học lớn, xuyên suốt Lịch sử Đảng, cần có sự lý giải cần thiết cơ sở khoa học - lý luận của mỗi bài học và lấy thực tiễn lịch sử của Đảng, của cách mạng để minh chứng cho bài học đó. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được Đại hội VII (1991) thông qua, Đảng đã nêu lên năm bài học lớn mà đến nay vẫn có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc. 1. Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Về lý luận, V.I Lênin cho rằng: khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, xâm lược các nước khác, biến thành thuộc địa của nó, thì phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thuộc địa trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản. Do đó, muốn đi tới thắng lợi triệt để, phong trào giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tiếp cận được chân lý đó và quyết định giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh cho rằng "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản". "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ". Đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo cách mạng vô sản là một sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt của Hồ Chí Minh. Điều quan trọng hơn, Người còn cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không thụ động lệ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có tính độc lập, có thể thắng lợi trước cách mạng chính quốc. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được ưu tiên thực hiện trước, là bước đi tất yếu để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy là phương hướng tiến lên trong tương lai, nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến tính chất triệt để và sức mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc. Tư tưởng này là cơ sở định hướng đúng đắn cho hoạt động của Đảng và nhân dân ta ở mỗi thời kỳ cũng như toàn bộ cuộc đấu tranh, là điều kiện để tập hợp lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng. Bởi vậy, nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Về thực tiễn, tư tưởng chiến lược nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên khi Đảng thành lập và được khẳng định tiếp tục trong các cương lĩnh tiếp theo, đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trước năm 1930, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, do chưa có định hướng xã hội chủ nghĩa, mà đi theo khuynh hướng phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, nên dù rất anh dũng, cuối cùng đều đã bị thất bại. Trong những năm 1930-1945, nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, tổn thất, từng bước giành được những thắng lợi to lớn, đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ năm 1945 đến năm 1954, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng thể hiện qua đường lối kết hợp kháng chiến với kiến quốc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc, chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta, đưa kháng chiến đến thắng lợi. Từ năm 1954 đến năm 1975, bài học đó được thể hiện trong đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
Tổng kết kinh nghiệm là một chức năng, nhiệm vụ quan trọng của khoa học lịch sử Đảng, là một mặt hoạt động lý luận rất được Đảng quan tâm. Trên thực tế, trong và sau mỗi thời kỳ vận động cách mạng, nhất là vào các dịp đại hội của Đảng từ 1960 đến nay, Đảng đều chú trọng tổng kết thực tiễn và rút ra nhiều bài học lịch sử có tác dụng nâng cao năng lực lãnh đạo của mình. Để làm rõ các bài học lớn, xuyên suốt Lịch sử Đảng, cần có sự lý giải cần thiết cơ sở khoa học - lý luận của mỗi bài học và lấy thực tiễn lịch sử của Đảng, của cách mạng để minh chứng cho bài học đó. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được Đại hội VII (1991) thông qua, Đảng đã nêu lên năm bài học lớn mà đến nay vẫn có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc. 1. Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Về lý luận, V.I Lênin cho rằng: khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, xâm lược các nước khác, biến thành thuộc địa của nó, thì phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thuộc địa trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản. Do đó, muốn đi tới thắng lợi triệt để, phong trào giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tiếp cận được chân lý đó và quyết định giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh cho rằng "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản". "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ". Đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo cách mạng vô sản là một sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt của Hồ Chí Minh. Điều quan trọng hơn, Người còn cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không thụ động lệ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có tính độc lập, có thể thắng lợi trước cách mạng chính quốc. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được ưu tiên thực hiện trước, là bước đi tất yếu để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy là phương hướng tiến lên trong tương lai, nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến tính chất triệt để và sức mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc. Tư tưởng này là cơ sở định hướng đúng đắn cho hoạt động của Đảng và nhân dân ta ở mỗi thời kỳ cũng như toàn bộ cuộc đấu tranh, là điều kiện để tập hợp lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng. Bởi vậy, nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Về thực tiễn, tư tưởng chiến lược nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên khi Đảng thành lập và được khẳng định tiếp tục trong các cương lĩnh tiếp theo, đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trước năm 1930, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, do chưa có định hướng xã hội chủ nghĩa, mà đi theo khuynh hướng phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, nên dù rất anh dũng, cuối cùng đều đã bị thất bại. Trong những năm 1930-1945, nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, tổn thất, từng bước giành được những thắng lợi to lớn, đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ năm 1945 đến năm 1954, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng thể hiện qua đường lối kết hợp kháng chiến với kiến quốc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc, chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta, đưa kháng chiến đến thắng lợi. Từ năm 1954 đến năm 1975, bài học đó được thể hiện trong đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Trung Quyền
Dung lượng: 91,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)