DẠNG ĐỀ NLXH
Chia sẻ bởi Lê Bích Ngọc |
Ngày 12/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: DẠNG ĐỀ NLXH thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
1. Viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của bản thân sau khi học xong văn bản “ LẶNG LẼ SAPA”?
ĐÁP ÁN:- Về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn (có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
- Về nội dung: HS trình bày nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
+ Nhận thức đúng đắn về sự cống hiến thầm lặng của một bộ phận thanh niên quên mình cho Tổ quốc.
+ Có những hành động thiết thực để phấn đấu tu dưỡng đạo đức, trau dồi học vấn để góp phần xây dựng tương lai nước nhà.
2. Viết đoạn văn ngắn khoảng 15- 20 dòng về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay.
- Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung.
- Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy.
- Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa.
3.Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
A, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muônnăm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh con nhỉ.”
(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2004)
Từ lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, hãy viết bài luận với chủ đề “Lòng tin” Vấn đề văn học:
Tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai
Ông Hai trò chuyện với đứa con út để tạo dựng, củng cố niềm tin vào Cụ Hồ, vào k/c…
Vấn đề xã hội: (
Cách hiểu về “lòng tin”
Vai trò của “lòng tin” đối với cuộc đời của mỗi con người
Cách hành xử của con người về “lòng tin” ấy…
c. Đánh giá về nhịp cầu nối giữa văn học và cuộc sống…
4/Lấy tựa đề : “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người.
A. Yêu cầu chung :
+ Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận.
+ Bố cục đảm bảo.
+ Hiểu được nội dung của vấn đề : khẳng định giá trị quê hương, gia đình trong cuộc sống mỗi con người; Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình, có thái độ phê phán trước những hành vi chưa tốt.
B. Yêu cầu cụ thể:
Mở bài : (0,5 điểm)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận ; nguồn cội yêu thương của mỗi con người.
- Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người.
Thân bài :
1. Khẳng định ý nghĩa gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người : (2,0 điểm)
- Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta. ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ khôn lớn và trưởng thành.
- Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của ta. Nơi ấy mọi người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỷ niệm ngày ấu thơ cùng bè bạn, những ngày cắp sách đến trường.
- Gia đình và quê hương sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người; dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội quê hương.
2. Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình : (2,0 điểm)
- Với gia đình, chúng ta hãy làm tròn bổn phận của người con, người cháu: học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo để ông bà, cha mẹ vui lòng.
- Với quê hương, hãy góp sức trong công việc xây dựng quê hương, tham gia các phòng trào vệ sinh môi trường để làm đẹp quê hương, đấu tranh trước những TNXH đang diễn ra ở qh.
- Có thể khi trưởng thành trở về qh lập nghiệp, xdựng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Bích Ngọc
Dung lượng: 53,31KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)