Dạng câu hỏi 4 điểm

Chia sẻ bởi Lê Bích Ngọc | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: dạng câu hỏi 4 điểm thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1: (4 điểm)
Chép thuộc lòng khổ thơ đầu bài Nói với con(Y Phương) và cho biết người cha trong bài thơ muốn nói với con điều gì?
Câu 1: (6đ)
* Chép đúng khổ thơ (1đ)
* Xây dựng đoạn văn (hoặc một văn bản ngắn) đảm bảo các nội dung sau (3đ):
- Khái quát vài nét về tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con.
- Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người cha trong bài thơ muốn nói với con:
+ Nói với con về tình cảm gia đình: Mái ấm hạnh phúc gia đình, ngày cưới của cha mẹ..
Mong con hãy cảm nhận được mái ấm gia đình là hạnh phúc, là cội nguồn cho mọi tình cảm.
Qua ngày cưới của cha mẹ, cha dạy dỗ con về tình cảm gia đình, về truyền thống của dân tộc...
Nói với con về tình làng xóm: Hình ảnh đơn sơ mộc mạc Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát... gần gũi với đời sống người dân, thể hiện tình cảm làng xóm sâu sắc...
Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương:
+ Sống gian khổ, lên thác xuống gềnh nhưng luôn có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn. Cha nhắc nhở con can trường, dũng cảm, ý chí vượt lên gian khổ, gắn bó với quê hương.
+ Người đồng mình chân chất, khỏe mạnh, tự chủ trong cuộc sống, lao động, sáng tạo, ý chí vượt khó, cha mong con không nhỏ bé, phải có khí phách, không bị khó khăn vùi dập.
Nghệ thuật: Sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc...
Nội dung thể hiện tình cảm, hạnh phúc gia đình, những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình. Đồng thời nêu cao đạo lí làm người phải mạnh mẽ, bền bỉ, sống xứng đáng với truyền thống quê hương.

Câu 1 (4 điểm):
… Nắng bây giờ bắt đầu lèn tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kính thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…
… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy….
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2004)
Đọc hai đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Mỗi bức tranh thiên nhiên được tái hiện vào những khoảng thời gian nào trong ngày? Dụng ý nghệ thuật của tác giả?
Cách hiểu của em về câu văn “Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy”?
Từ bức tranh thiên nhiên Sa Pa, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật?
Câu 1(4.0 điểm):
a. 1.0 điểm
- Đoạn trích thứ nhất là bức tranh thiên nhiên được miêu tả vào ban ngày, đoạn trích thứ hai là bức tranh thiên nhiên được miêu tả vào ban đêm.
- Lựa chọn những khoảng thời gian khác nhau để thể hiện dụng ý nghệ thuật: vừa miêu tả được vẻ đẹp trữ tình, nên thơ vừa khắc họa nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên SaPa.
b. 1.0 điểm
Thí sinh có thể trình bày cách hiểu theo cảm nhận của mình miễn là thuyết phục (Ví dụ: Sự thách thức điển hình của khí hậu SaPa trên đỉnh Yên Sơn đối với sức chịu đựng của con người…)
c. 2.0 điểm
- Bài học trong cuộc sống: tình yêu thiên nhiên, gắn bó, trân trọng vẻ của thiên nhiên; dám đối mặt, vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên để làm nên thành công…
- Bài học trong sáng tạo nghệ thuật: am hiểu thực tế đời sống, khám phá tinh tế ở nhiều góc độ…


Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy so sánh ngắn gọn điểm tương đồng và nét khác biệt trong hai đoạn thơ sau:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Hữu Thỉnh - Sang thu, 1977)

nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Bích Ngọc
Dung lượng: 75,17KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)