Dang bài nghi luan tục ngữ

Chia sẻ bởi Lê Thu Hà | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Dang bài nghi luan tục ngữ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Dạng bài nghị luận xã hội.
Dạng 1. Nghị luận về tục ngữ, ca dao.
I.Các đề:
1. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
2. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
3. Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói năng dịu dàng
4. Có chí thì nên.
5. Có công mài sắt có ngày nên kim.
6. Thương người như thể thương thân.
7. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
8. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
II.Tham khảo:
Đề 1: Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.
Mở bài.
1.Ca dao, dân ca là diệu tâm hồn của nhân dân ta từ bao đời nay. Nó trong trẻo như giếng làng, thơm mát như hương đồng gió nội, làm say đắm lòng người. Có không ít bài ca dao nói về dạo lý, về tình người đẹp hơn mọi bài ca. Mãi mãi những lời ru câu hát ấy là những kỷ vật trong hành trang của một đời người trên lộ trình đi tới tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Trong mỗi chúng ta, có ai mà không thuộc, không nhớ: ……
2.Anh em trong một gia đình nên cư xử với nhau như thế nào trong các hoàn cảnh khác nhau? Câu hỏi trên nêu lên một khía cạnh của đạo đức và tình cảm mà ai cũng phải quan tâm. Từ bao đời nay, trong kho tàng cao dao, tục ngữ, nhân dân lao động chúng ta đã có sẵn lời giải đáp cho câu hỏi đó. Nhân dân khuyên nhủ mọi người:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần.
B. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao(là gì? )
- Tay và chân là hai bộ phận của con người, có quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau không thể tách rời. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ, hoạt động của con người sẽ bị hạn chế.
-> Qua hình ảnh so sánh ở câu thứ nhất, nhân dân ta nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em (hoặc chị em). Chính tình cảm này sẽ là cơ sở cho cách cư xử giữa hai anh em sau này.
- Rách và lành, dở và hay là những hình ảnh tượng trưng, chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau. Rách, dở tượng trưng cho cuộc sống gặp khó khăn, hoạn nạn. Lành, hay tượng trưng cho hoàn cảnh sống thuận lợi, hay sung túc,may mắn.
-> Rách lành; dở hay đều phải đùm bọc, đỡ đần là lời khuyên về cách cư xử của anh em trong một gia đình trong những hoàn cảnh khác nhau.
2. Tại sao?
- Anh em trong một gia đình đều cùng cha mẹ sinh ra, cùng được nuôi dưỡng, được chăm sóc, dạy bảo, cùng lớn lên trong một tổ ấm gia đình.
-Anh chi em yêu thương nhau trong tình ruột thịt, học hành bên nhau, no ấm vui buồn có nhau. Tình cảm ấy được nảy nở và phát triển một cách tự nhiên vì cùng chung huyết thống, gắn bó với nhau về tinh thần từ ấu thơ cho đến lúc về già.
-Tình anh em, tình cảm gia đình, gia tộc là nét đẹp của người VN xưa nay: một giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm…
3.Làm gì?
-Dù khi đói, lúc no; khi sướng, lúc khổ; khi đầy đủ, lúc túng thiếu; hoàn cảnh có thể thay đổi song anh em vẫn phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau đặc biệt lúc khó khăn hoạn nạn.
-Nghĩa vụ tình cảm ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể, biểu hiện cụ thể.
-Phải biết hành động theo đạo lý, tình thương, giúp đỡ nhau khi khó khăn, coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc.
-Lúc lớn lên, khi đã trưởng thành, tự lập mỗi người có một gai đình, hoàn cảnh, số phận riêng nhưng cũng vẫn phải giữ mãi tình cảm cao quý đó, vẫn phải quan tâm, săn sóc giúp đỡ lẫn nhau, san sẻ vật chất và tình thương cho nhau: chị ngã em nâng.
- Giữ mãi tình anh em thắm thiết là bổn phận của mỗi người trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thu Hà
Dung lượng: 94,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)