Dan ý chi tiet bài Viếng lăng Bác-2

Chia sẻ bởi Lê Thu Hà | Ngày 12/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: Dan ý chi tiet bài Viếng lăng Bác-2 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Viếng lăng bác- Viễn Phương-
I.MB:
-Nhà thơ Viễn Phương (1928 - 2005),tên thật là Phan Thanh Viễn quê ở Tân Châu, An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, khá quen thuộc với bạn đọc thời kháng chiến chống Mĩ.
Bạn đọc biết đến VP với khá nhiều tập thơ hay: Mắt sáng học trò; Nhớ lời Di chúc; Như mây mùa xuân; Phù sa quê mẹ…
- Bài thơ Viếng lăng Bác được VP viết năm 1976, khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng xong, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam đã có thể thực hiện được mong ước ra viếng Bác. Trong niềm xúc động vô bờ của đoàn người vào lăng viếng Bác, Viễn Phương viết bài thơ này. Bài thơ thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác
II.TB:
1- Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cùng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.
- Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét là hình ảnh hàng tre bên lăng gợi hình ảnh về quê hương đất nước. Tiếp đó là xúc cảm trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫ được mãi mãi bên Người.
2. -Câu thơ đầu: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác không chỉ giới thiệu hoàn cảnh mà còn gợi lên tâm trạng đặc biệt thiêng liêng, đầy ý nghĩa của cuộc viếng lăng Bác.
Cách xưng hô thật gần gũi, thân thương. Với muôn triệu người dân VN, Bác mãi “là Cha, là Bác, là Anh. Người không con mà có triệu con” cho nên nhà thơ mới xưng con. Các nhà thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi đều xưng con với Bác. Nhưng con ở miền Nam, của Viễn Phương mang một sắc thái thiêng liêng bở đó là tiếng lòng của đứa con đi xa vắng mặt khi cha mất.
- Cụm từ MN gợi bao niềm xúc động: Miền Nam là nơi xa xôi, mảnh đất xưa cha ông đi mở cõi. MN, nơi đi trước về sau. MN, mảnh đất sinh thời Bác hằng khát khao mong nhớ: Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà- Miền Nam mong Bác nỗi mong cha(Tố Hữu).
-Chữ “thăm” được tác giả sử dụng thật tinh tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thu Hà
Dung lượng: 327,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)