Dàn ý chi tiết bài Noi với con

Chia sẻ bởi Lê Thu Hà | Ngày 12/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: Dàn ý chi tiết bài Noi với con thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nói với con
I. MB
- Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Là nhà thơ tiêu biểu của dân tọc miền núi, thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi, được xem như một bức trah thổ cẩm được đan dệt bằng nhiều màu sắc song âm điệu chủ đạo vẫn là bản sắc văn hoá dân tộc miền núi.
- Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
II.TB:
1.- Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
-Bài thơ có bố cục 2 phần: Phần 1-11 dòng đầu: người cha nói với con về tình cảm cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Đoạn 2- 17 dòng cuối: người cha nói với con vềngười đồng mình, về truyền thống quê hương và dặn dò con trên đường đời.
2. Mở đầu bài thơ, người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:
- Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
“Chân phải bước tới cha
………..
Hai bước tới tiếng cười”.
Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, hình ảnh thơ cụ thể, bốn câu thơ đầu gợi lên không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt và hạnh phúc với hình ảnh đứa con, cha, mẹ, tiếng nói, tiếng cười. Từng bước đi, từng tiếng nói cười của con đều được cha mẹ chăm chút và vui mừng đón nhận. Và cứ thế, con lớn lên từng từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ, mong chờ của cha mẹ. Đó là tình cảm ruột thịt, là công lao trời biểu mà con phải khắc cốt ghi xương.
-Người cha còn nói cho con biết: Con còn lớn lên trong cuộc sống lao động, trong tình yêu thương của “Người đồng mình” và trong nghĩa tình của quê hương làng xóm.
+ Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình.
Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm màu sắc dân tộc:
“Người đồng mình thương lắm con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
Đan lờ là dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi. Nói: “Đan lờ cài hoa” là nói đến công việc tạo ra vẻ đẹp của người lao động. Ng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thu Hà
Dung lượng: 41,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)