Dan ý chi tiét bài Đồng chí
Chia sẻ bởi Lê Thu Hà |
Ngày 12/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Dan ý chi tiét bài Đồng chí thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đồng chí-Chính Hữu
I. MB: Chính Hữu(1926-2007), tên thật: Trần Đình Đắc, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh, là nhà thơ - chiến sĩ trong suốt thời gian chống Pháp – Mỹ. Sáng tác chủ yếu tập trung vào hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến. Đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương.
- Thơ của ông bình dị, cô đọng, hàm súc, cảm xúc dồn nén; vừa mang nét rắn rỏi, gân guốc của người sinh ra từ mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, vừa mang nét hào hoa, lãng mạn của người lính trung đoàn Thủ đô đã từng sống nhiều năm ở mảnh đất Hà thành.
-Tác phẩm tiêu biểu: Bài thơ “Ngày về”, “Tuyển tập thơ Chính Hữu”, “Đầu súng trăng treo”...
*Bài thơ Đồng chí được sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng chí được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu. Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II.TB
*. Nhan đề: (đồng là cùng; chí là chí hướng) Đồng chí là chung chí hướng, chung lý tưởng. Người cùng trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 “đồng chí” là cách xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể cách mạng, đơn vị bộ đội. Vì vậy, tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
* Mạch cảm xúc: Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm.
Bảy dòng đầu là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.
Mười dòng tiếp theo biểu hiện cụ thể, thấm thía của tình đồng chí và sức mạnh của nó.
Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “Đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng đẹp, giàu chất thơ về người lính.
1. Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.
- Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh :
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Giọng thơ nhẹ nhàng, tự nhiên như những lời tâm sự chân thành, mộc mạc. Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông
I. MB: Chính Hữu(1926-2007), tên thật: Trần Đình Đắc, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh, là nhà thơ - chiến sĩ trong suốt thời gian chống Pháp – Mỹ. Sáng tác chủ yếu tập trung vào hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến. Đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương.
- Thơ của ông bình dị, cô đọng, hàm súc, cảm xúc dồn nén; vừa mang nét rắn rỏi, gân guốc của người sinh ra từ mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, vừa mang nét hào hoa, lãng mạn của người lính trung đoàn Thủ đô đã từng sống nhiều năm ở mảnh đất Hà thành.
-Tác phẩm tiêu biểu: Bài thơ “Ngày về”, “Tuyển tập thơ Chính Hữu”, “Đầu súng trăng treo”...
*Bài thơ Đồng chí được sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng chí được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu. Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II.TB
*. Nhan đề: (đồng là cùng; chí là chí hướng) Đồng chí là chung chí hướng, chung lý tưởng. Người cùng trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 “đồng chí” là cách xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể cách mạng, đơn vị bộ đội. Vì vậy, tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
* Mạch cảm xúc: Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm.
Bảy dòng đầu là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.
Mười dòng tiếp theo biểu hiện cụ thể, thấm thía của tình đồng chí và sức mạnh của nó.
Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “Đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng đẹp, giàu chất thơ về người lính.
1. Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.
- Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh :
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Giọng thơ nhẹ nhàng, tự nhiên như những lời tâm sự chân thành, mộc mạc. Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thu Hà
Dung lượng: 43,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)