Dan ý chi tiet bài Cảnh ngày xuân
Chia sẻ bởi Lê Thu Hà |
Ngày 12/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: Dan ý chi tiet bài Cảnh ngày xuân thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
I.MB:-Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không chỉ là một kiệt tác của thơ ca cổ dân tộc sáng ngời tinh thần nhân đạo mà trong phương diện nghệ thuậ, áng thơ tuyệt bút này còn là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tự sự, về bút pháp tả cảnh, tả người, tả tình… đều đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn học dân tộc. Đoạn trích tả cảnh ngày mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều, nằm sau đoạn tả tài sắc hai chị em Kiều, trước đoạn Kiều gặp nấm mộ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đây là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, trong sáng và lễ hội mùa xuân tưng bừng, náo nhiệt.
II. Thân bài
1-Khái quát: “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ tiêu biểu nhất trong Truyện Kiều về bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 18 câu thơ nằm ở phần đầu của tác phẩm có tên là “Gặp gỡ và đính ước”.
-Kết cấu đoạn trích: theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân. Tám câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh. Sáu câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở vể.
2- Bốn câu thơ đầu: Khung cảnh ngày xuân.
- Hai câu đầu là hình ảnh khái quát về một ngày xuân tươi đẹp với hình ảnh cánh én chao liệng trên bầu trời thanh bình tràn ngập ánh xuân tươi tắn trong sáng. Đồng thời, thông qua bút pháp nghệ thuật ẩn dụ tinh tế, nhà thơ cũng ngỏ ý thời gian trôi nhanh quá, ngày xuân qua nhanh quá như “con én đưa thoi”, chín mươi ngày xuân mà nay “đã ngoài sáu mươi”. Cách tính thời gian, sự cảm nhận về thời gian của thi nhân thật sâu sắc, tinh tế và thi vị. Hai chữ “thiều quang” không chỉ gợi lên cái màu hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân mà còn gợi lên cái mênh mông bao la của đất trời mùa xuân.
- Hai câu thơ tiếp theo mới thực là bức tranh tuyệt mĩ: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Đây là bức chân dung của cảnh ngày xuân, chỉ giản đơn có cỏ xanh, hoa trắng mà đủ cảnh, đủ màu, làm hiện lên cả một không gian mùa xuân khoáng đạt, một không gian nghệ thuật hữu hình, hữu sắc, hữu hương. Trên không gian bao la rộng lớn của bầu trời, mặt đất là thảm cỏ xanh non mơn mởn, ngào ngạt hương thơm trải dài tít tắp đến tận chân trời. Nổi bật trên mầu xanh thanh bình của bầu trời, trên màu xanh non ngọt ngào của thảm cỏ là màu trắng tinh khiết của hoa lê. ở đây, Nguyễn Du học tập hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa”, nhưng khi đưa vào bài thơ của mình, tác giả đã rất sáng tạo. Câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh “cỏ thơm” (phương thảo) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay
I.MB:-Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không chỉ là một kiệt tác của thơ ca cổ dân tộc sáng ngời tinh thần nhân đạo mà trong phương diện nghệ thuậ, áng thơ tuyệt bút này còn là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tự sự, về bút pháp tả cảnh, tả người, tả tình… đều đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn học dân tộc. Đoạn trích tả cảnh ngày mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều, nằm sau đoạn tả tài sắc hai chị em Kiều, trước đoạn Kiều gặp nấm mộ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đây là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, trong sáng và lễ hội mùa xuân tưng bừng, náo nhiệt.
II. Thân bài
1-Khái quát: “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ tiêu biểu nhất trong Truyện Kiều về bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 18 câu thơ nằm ở phần đầu của tác phẩm có tên là “Gặp gỡ và đính ước”.
-Kết cấu đoạn trích: theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân. Tám câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh. Sáu câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở vể.
2- Bốn câu thơ đầu: Khung cảnh ngày xuân.
- Hai câu đầu là hình ảnh khái quát về một ngày xuân tươi đẹp với hình ảnh cánh én chao liệng trên bầu trời thanh bình tràn ngập ánh xuân tươi tắn trong sáng. Đồng thời, thông qua bút pháp nghệ thuật ẩn dụ tinh tế, nhà thơ cũng ngỏ ý thời gian trôi nhanh quá, ngày xuân qua nhanh quá như “con én đưa thoi”, chín mươi ngày xuân mà nay “đã ngoài sáu mươi”. Cách tính thời gian, sự cảm nhận về thời gian của thi nhân thật sâu sắc, tinh tế và thi vị. Hai chữ “thiều quang” không chỉ gợi lên cái màu hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân mà còn gợi lên cái mênh mông bao la của đất trời mùa xuân.
- Hai câu thơ tiếp theo mới thực là bức tranh tuyệt mĩ: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Đây là bức chân dung của cảnh ngày xuân, chỉ giản đơn có cỏ xanh, hoa trắng mà đủ cảnh, đủ màu, làm hiện lên cả một không gian mùa xuân khoáng đạt, một không gian nghệ thuật hữu hình, hữu sắc, hữu hương. Trên không gian bao la rộng lớn của bầu trời, mặt đất là thảm cỏ xanh non mơn mởn, ngào ngạt hương thơm trải dài tít tắp đến tận chân trời. Nổi bật trên mầu xanh thanh bình của bầu trời, trên màu xanh non ngọt ngào của thảm cỏ là màu trắng tinh khiết của hoa lê. ở đây, Nguyễn Du học tập hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa”, nhưng khi đưa vào bài thơ của mình, tác giả đã rất sáng tạo. Câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh “cỏ thơm” (phương thảo) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thu Hà
Dung lượng: 31,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)