Đa dạng sinh học

Chia sẻ bởi Phạm Văn Long | Ngày 04/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Đa dạng sinh học thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Đa dạng sinh học
Chương I- Tổng quan về đa dạng sinh học
Chương II- Bảo tồn đa dạng sinh học
Chương III- Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt nam
Chương IV- Giám sát và đánh giá đa dạng sinh học ở Việt nam


Chương 1: Tổng quan về đa dạng sinh học
Bài 1: Một số khái niệm

1. Khái niệm: Đa dạng sinh học là gì?

1. Khái niệm đa dạng sinh học: Theo thuật ngữ của Bộ KHCN và Môi trường(NXB KHKT,2001): " Đa dạng sinh học là thuật ngữ để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong hệ sinh thái trên đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái khác mà chúng tạo nên.
1.1. Đa dạng di truyền( Đa dạng gen)
1.1.1. Khái niệm Đa dạng gen

Đa dạng gen là gì?
Là tập hợp những biến đổi các gen và genotype trong nội bộ một loài.
Đa dạng di truyền trong loài thường bị ảnh hưởng của tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể
Đa dạng di truyền vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một loại sinh vật nào để duy trì khả năng sinh sản hữu thụ , tính bền vững trước những yếu tố đe doạ của môi trường sống
Những yếu tố nào làm tăng hoặc giảm tính đa dạng di truyền?
1.1.2.Một số yếu tố làm tăng hoặc giảm đa dạng di truyền
Những nhân tố làm giảm tính ĐDDT:
Lạc dòng gen( Khi giao phối gần)
Chọn lọc tự nhiên và nhân tạo
Những nhân tố làm tăng tính ĐDDT:
Đột biến gen
Sự di trú
Thế nào là đa dạng loài?
1.2.Đa dạng loài
1.2.1.Khái niệm:
Đa dạng loài là phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc số lượng các phân loài( Loài phụ) trên quả đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay trong một sinh cảnh nhất định
Đa dạng loài bao trùm lên tính đa dạng di truyền
Bậc loài là bậc taxon cơ bản trong bậc phân loại.VD:Phân loại của ngành thực vật gồm: Ngành->Lớp -> Bộ -> Họ->chi-> loài.
Tên loài được đặt theo hệ thống tên kép.gồm 2 từ: từ trước chỉ giống( Viết hoa) từ sau chỉ tên( Viết thường)VD: Loài khỉ mặt đỏ: Macaca arctoides
Mô tả qui mô của đa dạng loài
Đa dạng alpha:(?): là tính đa dạng xuất hiện trong một sinh cảnh hay trong một quần xã. Ví dụ: sự đa dạng của các loài cây gỗ, các loài thú, chim.. trong một kiểu rừng hoặc quần xã.
Đa dạng beta (?): là tính đa dạng tồn tại giữa các sinh cảnh hay là giữa các quần xã trong một hệ sinh thái. Vì vậy nếu sự khác nhau giữa các sinh cảnh càng lớn thì tính đa dạng beta càng cao.
Đa dạng gama (?): là tính đa dạng tồn tại trong một quy mô địa lý rộng hơn. Ví dụ: sự đa dạng của các loài cây gỗ, các loài thú, chim.trong những sinh cảnh khác nhau, cách xa nhau của cùng một vùng địa lý.

Bảng 1.1. số loài sinh vật đã được mô tả trên thế giới( Wilson,1992- có bổ xung)
1.2.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng loài
* Sự hình thành loài mới: Một loài có thể được hình thành thông qua quá trình tiến hoá. Trong quá trình hàng triệu năm tiến hoá, Lý thuyết tiến hoá hiện đại cho thấy hầu hết sinh vật hình thành loài mới thông qua cách li địa lý, cách li sinh sản và quá trình này được gọi là hình thành loài địa lí. Ví dụ: Hạt giống của một loài cây từ đất liền được phát tán ra đảo thông qua gió, bão hoặc các loài chim,. quần thể loài cây đó được tạo thành trên đảo sau nhiều năm, nhiều thế hệ sẽ khác với quần thể ở đất liền. Trong những điều kiện hoàn toàn mới loài sẽ phải thay đổi để thích nghi và đó là cơ sở để tạo nên các loài mới.
* Sự mất loài (tuyệt chủng): Nếu như quá trình hình thành loài mới làm tăng tính đa dạng loài thì sự tuyệt chủng sẽ làm giảm tính đa dạng sinh học.
1.3.Đa dạng quần xã sinh vật và hệ sinh thái
1.3.1.Khái niệm: ĐDST là một phạm trù chỉ sự phong phú của môi trường trên cạn và dưới nứơc trên qủa đất, tạo ra một số lượng các hệ sinh thái khác nhau
Hệ sinh thái là một đơn vị cấu trúc và chức năng của
sinh quyển bao gồm các quần xã sinh vật, đất đai và các yếu
tố khí hậu. Các loài trong hệ sinh thái tạo thành một chuỗi
thức ăn liên kết với nhau một cách chặt chẽ và tạo thành một
qui luật nhất định góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái.
Sự phong phú của môi trường trên cạn và dưới nước trên
trái đất tạo lên một số lượng lớn các hệ sinh thái khác nhau.
Sự đa dạng của các hệ sinh thái được thể hiện qua sự đa dạng
về sinh cảnh, cũng như mối quan hệ giữa các quần xã sinh vật
và các quá trình sinh thái trong sinh quyển.
Các hệ sinh thái trên thế giới
1. Rừng mưa nhiệt đới
2. Rừng mưa á nhiệt đới - ôn đới
3. Rừng lá kim ôn đới
4. Rừng khô nhiệt đới
5. Rừng lá rộng rộng ôn đới
6. Thảm thực vật Địa Trung Hải
7. Sa mạc và bán sa mạc
8. Đầm rêu (Tundra) và sa mạc

9. Sa mạc, bán sa mạc lạnh
10. Trảng cỏ và đồng cỏ nhiệt đới
11. Đồng cỏ ôn đới
12. Thảm thực vật vùng núi
13. Thảm thực vật vùng đảo
14. Thảm thực vật vùng hồ

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến đa dạng loài?
1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng
-Môi trường vật lý có ảnh hưởng đến cấu trúc và tính chất của quần xã sinh vật, ngược lại quần xã sinh vật cũng có những ảnh hưởng tới tính chất vật lý của hệ sinh thái..
-Loài ưu thế
2. Một số vùng giàu tính đa dạng trên thế giới
Châu á?
Châu Âu?
Châu phi?
.
Vùng nghiệt đới? Vì sao?
Bảng1.2. Đa dạng động vật ở một số vùng địa lý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)