ĐA chuyên Văn Phan Bội Châu 2012-2013

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Võ | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: ĐA chuyên Văn Phan Bội Châu 2012-2013 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2012- 2013


HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 02 trang)
Môn: NGỮ VĂN
----------------------------------------------
I. YÊU CẦU CHUNG.
1) Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tố chất của một học sinh giỏi: Kiến thức văn học vững chắc, sâu rộng; năng lực cảm thụ văn chương tinh tế, sâu sắc; kỹ năng làm bài tốt; diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, có giọng điệu riêng.
2) Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm chủ yếu. Trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất định ra các ý chi tiết và các thang điểm khác. Với những bài làm sáng tạo so với đáp án, nếu lập luận thuyết phục, giám khảo nên cân nhắc, trân trọng.
3) Giám khảo nên đánh giá bài làm trong tính tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm một cách máy móc, nhằm đánh giá học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
4) Tổng điểm toàn bài là 20.0, chiết đến 0.5.
II. NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ.
CÂU
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
ĐIỂM

 1

4,0 điểm


a. Chỉ ra
- Các biện pháp tu từ:
Điệp từ: sống
Điệp cấu trúc: Sống trên đá ...
Sống trong thung...
So sánh: Sống như sông như suối
Tương phản: Lên... xuống...
- Thành ngữ: Lên thác xuống ghềnh
1.5


b. Phân tích hiệu quả thẩm mĩ:
2.5


- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: thể thơ tự do, giọng thơ tâm tình; ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, giàu chất thơ, thể hiện cách tư duy của người miền núi; sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ, thành ngữ,...
- Hiệu quả thẩm mĩ:
+ Bộc lộ niềm tự hào về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”: sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt; bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
+ Gửi gắm lời nhắn nhủ phải sống nghĩa tình, chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình.
+ Thể hiện tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Y Phương: chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, đậm chất dân tộc miền núi.


 2
* Về kỹ năng: biết cách tạo lập văn bản có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc và giọng điệu riêng.
* Về kiến thức: Đề ra tương đối mở, thí sinh có nhiều cách để trình bày suy nghĩ, nhận thức của bản thân. Sau đây là một số gợi ý tham khảo:
6,0 điểm


 a. Đức tính khiêm nhường của nhân vật anh thanh niên: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên có nhiều phẩm chất tốt đẹp: sống có lí tưởng, yêu đời, say mê công việc,... nhưng khi ông họa sĩ đề nghị được vẽ chân dung thì anh đã nhiều lần từ chối, cho là mình không xứng đáng, lại còn nhiệt tình giới thiệu những tấm gương khác,...
2,0


 b. Bài học cuộc sống về đức tính khiêm nhường.
- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp cần có của con người.
- Biểu hiện: có thái độ khiêm tốn khi tự đánh giá về mình và trong quan hệ đối xử với người khác; sẵn sàng nhường nhịn, tôn vinh người khác,...
- Ý nghĩa:
+ Là biểu hiện của sự khiêm tốn và tinh thần cầu thị, giúp con người có ý thức đúng đắn về giá trị bản thân.
+ Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, tôn trọng.
+ Tạo mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.
- Liên hệ cuộc sống và bàn luận mở rộng.
+ Phát hiện, biểu dương những tấm gương khiêm nhường.
+ Phê phán những biểu hiện của thói kiêu căng,tự mãn, ích kỉ,...
+ Cần phân biệt khiêm nhường với tự ti. Khiêm nhường là đáng quý nhưng trong cuộc sống cũng cần có bản lĩnh để tự khẳng định mình.
4,0

3
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học có bố cục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Võ
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)