CV thực hiện PP "Bàn tay nặn bột "
Chia sẻ bởi Võ Văn Phương |
Ngày 14/10/2018 |
60
Chia sẻ tài liệu: CV thực hiện PP "Bàn tay nặn bột " thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Tân Châu, ngày 24 tháng 12 năm 2013
Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện.
Thực hiện tinh thần công văn số 3354/SGDĐT-GDTrH ngày 29 /11 /2013 của Sở GDĐT Tây Ninh v/v bồi dưỡng kĩ năng thực hiện phương pháp"Bàn tay nặn bột" cho giáo viên trung học.
Nhằm bồi dưỡng phát triển kĩ năng nghề nghiệp cho cán bộ quản lí, giáo viên (GV) , tăng cường công tác bồi dưỡng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV trung học, tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Nay, Phòng GDĐT Tân Châu hướng dẫn các đơn vị thực hiện bồi dưỡng kĩ năng thực hiện phương pháp "Bàn tay nặn bột" (BTNB), cụ thể như sau:
1. Các vấn đề chung
– Nội dung bồi dưỡng: Phương pháp, qui trình và kĩ năng thực hiện phương pháp BTNB trong dạy học cấp THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
– Đối tượng được bồi dưỡng: GV Vật lí, Hóa học và Sinh học cấp THCS .
– Phương pháp bồi dưỡng:
+ GV tự nghiên cứu tài liệu do Sở GDĐT cấp cho các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học và khai thác tham khảo thêm tại địa chỉ website: http://bantaynanbot.edu.vn);.
+ Tổ chức hội thảo cấp trường về việc thực hiện phương pháp BTNB trong dạy học;
+ Tổ chức hội thi cấp trường về việc thực hiện dạy học bằng phương pháp BTNB (tích hợp trong hội thi ứng dụng CNTT thiết kế bài giảng điện tử- e-Learning cấp THCS )
2. Các nhiệm vụ cụ thể
– Xây dựng kế hoạch dạy học: Trên nguyên tắc đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, các tổ/nhóm chuyên môn, GV được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo phương pháp BTNB. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, GV phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện.Tùy theo điều kiện của nhà trường, mỗi tổ/nhóm chuyên môn, GV có thể lựa chọn một hoặc một số chủ đề/bài học để dạy theo phương pháp BTNB trong năm học.
– Tổ chức hoạt động dạy học: Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, GV có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.
– Phát triển thiết bị dạy học và học liệu
Các nhà trường chủ động sửa chữa, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, khuyến khích, hỗ trợ kinh phí và tạo các điều kiện thuận lợi khác cho GV tự làm thiết bị dạy học và học liệu phục vụ dạy học. Đặc biệt, cần tập trung phát triển nguồn học liệu trên mạng để hỗ trợ học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao ở ngoài lớp học và ở nhà theo phương pháp BTNB.
– Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục
+ Hiệu trưởng các đơn vị có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cho GV áp dụng phương pháp BTNB về thời gian chuẩn bị bài dạy, hỗ trợ kinh phí làm thiết bị dạy học và học liệu…; có hình thức động viên, khen thưởng các GV tích cực áp dụng phương pháp BTNB đạt kết quả tốt.
+ Tổ/nhóm chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy học; kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với phương pháp BTNB, trình hiệu trưởng phê duyệt. Nhà trường quản lý hoạt động dạy học của GV trên cơ sở kế hoạch đã phê duyệt và chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên (đánh giá trên lớp) các hoạt động dạy học phù hợp với phương pháp BTNB nhằm góp ý, rút kinh nghiệm cho GV và tập thể
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Tân Châu, ngày 24 tháng 12 năm 2013
Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện.
Thực hiện tinh thần công văn số 3354/SGDĐT-GDTrH ngày 29 /11 /2013 của Sở GDĐT Tây Ninh v/v bồi dưỡng kĩ năng thực hiện phương pháp"Bàn tay nặn bột" cho giáo viên trung học.
Nhằm bồi dưỡng phát triển kĩ năng nghề nghiệp cho cán bộ quản lí, giáo viên (GV) , tăng cường công tác bồi dưỡng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV trung học, tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Nay, Phòng GDĐT Tân Châu hướng dẫn các đơn vị thực hiện bồi dưỡng kĩ năng thực hiện phương pháp "Bàn tay nặn bột" (BTNB), cụ thể như sau:
1. Các vấn đề chung
– Nội dung bồi dưỡng: Phương pháp, qui trình và kĩ năng thực hiện phương pháp BTNB trong dạy học cấp THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
– Đối tượng được bồi dưỡng: GV Vật lí, Hóa học và Sinh học cấp THCS .
– Phương pháp bồi dưỡng:
+ GV tự nghiên cứu tài liệu do Sở GDĐT cấp cho các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học và khai thác tham khảo thêm tại địa chỉ website: http://bantaynanbot.edu.vn);.
+ Tổ chức hội thảo cấp trường về việc thực hiện phương pháp BTNB trong dạy học;
+ Tổ chức hội thi cấp trường về việc thực hiện dạy học bằng phương pháp BTNB (tích hợp trong hội thi ứng dụng CNTT thiết kế bài giảng điện tử- e-Learning cấp THCS )
2. Các nhiệm vụ cụ thể
– Xây dựng kế hoạch dạy học: Trên nguyên tắc đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, các tổ/nhóm chuyên môn, GV được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo phương pháp BTNB. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, GV phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện.Tùy theo điều kiện của nhà trường, mỗi tổ/nhóm chuyên môn, GV có thể lựa chọn một hoặc một số chủ đề/bài học để dạy theo phương pháp BTNB trong năm học.
– Tổ chức hoạt động dạy học: Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, GV có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.
– Phát triển thiết bị dạy học và học liệu
Các nhà trường chủ động sửa chữa, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, khuyến khích, hỗ trợ kinh phí và tạo các điều kiện thuận lợi khác cho GV tự làm thiết bị dạy học và học liệu phục vụ dạy học. Đặc biệt, cần tập trung phát triển nguồn học liệu trên mạng để hỗ trợ học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao ở ngoài lớp học và ở nhà theo phương pháp BTNB.
– Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục
+ Hiệu trưởng các đơn vị có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cho GV áp dụng phương pháp BTNB về thời gian chuẩn bị bài dạy, hỗ trợ kinh phí làm thiết bị dạy học và học liệu…; có hình thức động viên, khen thưởng các GV tích cực áp dụng phương pháp BTNB đạt kết quả tốt.
+ Tổ/nhóm chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy học; kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với phương pháp BTNB, trình hiệu trưởng phê duyệt. Nhà trường quản lý hoạt động dạy học của GV trên cơ sở kế hoạch đã phê duyệt và chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên (đánh giá trên lớp) các hoạt động dạy học phù hợp với phương pháp BTNB nhằm góp ý, rút kinh nghiệm cho GV và tập thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Văn Phương
Dung lượng: 137,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)