Củng cố bằng TN vật lí 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Minh |
Ngày 14/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: Củng cố bằng TN vật lí 9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Đề tài: Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy vật lí lớp 9.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó đổi mới cách đánh giá học sinh theo các môn học, cấp học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi trong nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của phương pháp đánh giá hiện đại để áp dụng vào nước ta. Về nguyên tắc, đối với người có kinh nghiệm viết trắc nghiệm, một nội dung bất kỳ nào cần kiểm tra đều có thể được thể hiện vào một câu trắc nghiệm theo một kiểu nào đó. Vì thế đối với tất cả các môn học đều có thể viết câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, do đặc thù của từng môn học mà việc viết trắc nghiệm cho môn này có thể khó hơn cho môn kia. Cần lưu ý rằng không phải bất cứ ai có kiến thức chuyên môn cũng viết được câu trắc nghiệm có chất lượng cao cho chuyên môn đó. Muốn viết câu hỏi trắc nghiệm tốt phải suy nghĩ sâu sắc về chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm sau một thời gian thử nghiệm lâu dài. Thế mà một số người không có khả năng viết được câu trắc nghiệm tốt hoặc không hiểu hết ý tứ của các câu trắc nghiệm nên có người vội kết luận rằng trắc nghiệm chỉ đánh giá được khả năng nhớ tầm thường!
Qua thực tế giảng dạy và làm công tác quản lí, tôi nhận thấy việc áp dụng dạng trắc nghiệm trong kiểm tra vật lí cấp trung học cơ sở rất phù hợp. Tuy nhiên, khi kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài, giáo viên thường ngại cho kiểm tra bằng trắc nghiệm mà chỉ dùng hình thức tái hiện kiến thức cũ. Hay áp dụng hình thức trắc nghiệm nhưng dưới dạng biết nên không đánh giá được khả năng tư duy của học sinh, nên khi gặp những phần vận dụng thì học sinh chọn bừa cho xong, nên chất lượng bài kiểm tra thấp. Để học sinh làm quen nhiều với hình thức củng cố bài bằng trắc nghiệm, tôi xin trao đổi với đồng nghiệp giải pháp về: “Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy vật lí lớp 9”. Kính mong các đồng nghiệp tham khảo và cùng góp ý.
II. Mục đích
1. Giúp học sinh, bước đầu phát triển tư duy về khả năng trả lời nhanh các vấn đề vừa được cập nhật; có khả năng nhớ kiến thức một cách khoa học chứ không theo máy móc;
2. Giúp học sinh vui mà học, thích thú trong lúc trả lời đúng; một số em ít có khả năng diễn đạt một vấn đề tốt cũng có thể tham gia một cách hứng thú;
III. Kết quả cần đạt
1. Nâng dần chất lượng bộ môn mà mình phụ trách;
2. Tạo không khí hứng thú khi học vật lí.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng: Học sinh trường THCS Tiến Thành
2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 9, trong hai năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012 của trường THCS Tiến Thành.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Trắc nghiệm là gì?
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kì thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học, hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào một khoá học. Trắc nghiệm viết thường được chia thành hai nhóm: Trắc nghiệm Tự luận (essay) và Trắc nghiệm Khách quan (objective test).
1.1. Trắc nghiệm tự luận
Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng ngôn ngữ của mình trong một khoảng thời gian định trước.
1.2. Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm.
2. Phân loại các phương pháp trắc nghiệm
QUAN SÁT VIẾT VẤN ĐÁP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN
Tự luận Cung cấp thông tin
Ghép đôi Điền khuyết Trả lời ngắn Đúng
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học, trong đó đổi mới cách đánh giá học sinh theo các môn học, cấp học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi trong nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của phương pháp đánh giá hiện đại để áp dụng vào nước ta. Về nguyên tắc, đối với người có kinh nghiệm viết trắc nghiệm, một nội dung bất kỳ nào cần kiểm tra đều có thể được thể hiện vào một câu trắc nghiệm theo một kiểu nào đó. Vì thế đối với tất cả các môn học đều có thể viết câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, do đặc thù của từng môn học mà việc viết trắc nghiệm cho môn này có thể khó hơn cho môn kia. Cần lưu ý rằng không phải bất cứ ai có kiến thức chuyên môn cũng viết được câu trắc nghiệm có chất lượng cao cho chuyên môn đó. Muốn viết câu hỏi trắc nghiệm tốt phải suy nghĩ sâu sắc về chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm sau một thời gian thử nghiệm lâu dài. Thế mà một số người không có khả năng viết được câu trắc nghiệm tốt hoặc không hiểu hết ý tứ của các câu trắc nghiệm nên có người vội kết luận rằng trắc nghiệm chỉ đánh giá được khả năng nhớ tầm thường!
Qua thực tế giảng dạy và làm công tác quản lí, tôi nhận thấy việc áp dụng dạng trắc nghiệm trong kiểm tra vật lí cấp trung học cơ sở rất phù hợp. Tuy nhiên, khi kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài, giáo viên thường ngại cho kiểm tra bằng trắc nghiệm mà chỉ dùng hình thức tái hiện kiến thức cũ. Hay áp dụng hình thức trắc nghiệm nhưng dưới dạng biết nên không đánh giá được khả năng tư duy của học sinh, nên khi gặp những phần vận dụng thì học sinh chọn bừa cho xong, nên chất lượng bài kiểm tra thấp. Để học sinh làm quen nhiều với hình thức củng cố bài bằng trắc nghiệm, tôi xin trao đổi với đồng nghiệp giải pháp về: “Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm trong giảng dạy vật lí lớp 9”. Kính mong các đồng nghiệp tham khảo và cùng góp ý.
II. Mục đích
1. Giúp học sinh, bước đầu phát triển tư duy về khả năng trả lời nhanh các vấn đề vừa được cập nhật; có khả năng nhớ kiến thức một cách khoa học chứ không theo máy móc;
2. Giúp học sinh vui mà học, thích thú trong lúc trả lời đúng; một số em ít có khả năng diễn đạt một vấn đề tốt cũng có thể tham gia một cách hứng thú;
III. Kết quả cần đạt
1. Nâng dần chất lượng bộ môn mà mình phụ trách;
2. Tạo không khí hứng thú khi học vật lí.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng: Học sinh trường THCS Tiến Thành
2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 9, trong hai năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012 của trường THCS Tiến Thành.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Trắc nghiệm là gì?
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kì thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học, hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào một khoá học. Trắc nghiệm viết thường được chia thành hai nhóm: Trắc nghiệm Tự luận (essay) và Trắc nghiệm Khách quan (objective test).
1.1. Trắc nghiệm tự luận
Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng ngôn ngữ của mình trong một khoảng thời gian định trước.
1.2. Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm.
2. Phân loại các phương pháp trắc nghiệm
QUAN SÁT VIẾT VẤN ĐÁP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN
Tự luận Cung cấp thông tin
Ghép đôi Điền khuyết Trả lời ngắn Đúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Minh
Dung lượng: 489,00KB|
Lượt tài: 21
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)