CTDP Vấn nạ nghiện game ở học sinh 9/1 THCS Phong Hiền

Chia sẻ bởi Hoàng Trâm | Ngày 07/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: CTDP Vấn nạ nghiện game ở học sinh 9/1 THCS Phong Hiền thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô giáo và các bạn đến với bài thuyết trình ngày hôm nay
Vấn nạn nghiện game của học sinh
TỔ 2
1.Trần Thị Hoài Thu
2.Nguyễn Thị Duyên
3.Trần Thị Diễm Quỳnh
4.Hoàng Thị Ngọc Trâm
5.Hoàng Thanh Tâm
6.Nguyễn Phong Hiệp
7.Trương Văn Dũng
Một số game online mà các bạn học sinh hay chơi :
Game – trò chơi vi tính rất phổ biến với mọi người
Từ người lớn
Tới trẻ em
Game được chia làm 2 loại chính
Game online
Game offline

Game online là một phần của game bởi nó được hiểu là trò chơi online . Nó yêu cầu người dùng phải có kết nối mạng mới có thể chơi được game online. Game online hiện nay đang và đã lên ngôi . Nhiều game thủ bỏ học chuyên sâu và nghiên cứu lối chơi game thay thế hoàn toàn cho một nghề nào đó. Nhiều game thủ online có mức thu nhập đến hàng trăm ngàn USD một tháng.
Game offline cũng là một phần của game vì nó được hiểu là một dạng game chỉ chơi offline mà không cần sử dụng kết nối qua internet. Game offline phổ biến nhất các bạn có thể thấy là những game chơi rắn trên máy nokia trắng đen.
Game có nhiều thể loại như:
Game đối kháng, game nhập vai, game chiến thuật, game vui,…
Game online là trò chơi qua mạng Internet, nó giúp cho con người giải trí căng thẳng mệt mỏi. Thực ra game online chỉ là thú vị tiêu khiển những lúc rảnh rỗi. Nhưng khi nó đã trở thành vấn nạn trong học đường thì mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng.
Chơi game không có hại, đó là một hình thức giải trí lành mạnh. Nhưng nếu bị lạm dụng, nó sẽ trở thành liều thuốc giết chết người chơi một cách từ từ. Điều quan trọng là người chơi game phải tự điều tiết thời gian chơi một cách hợp lý, để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của mình
Lấy VD game audition(1 game nhảy theo nhạc)
Chơi để giải trí:
-Họ chơi không 1 chút áp lực thắng thua
-Không xem trọng đẳng cấp
-Chơi để giao lưu trò chuyện cùng bạn bè
-Nghẹ những bài nhạc yêu thích
Chơi để ganh đua:
-Họ cố gắng thắng bằng mọi cách
-Cảm thấy hụt hẫng khi có 1 nhân vật nào đó có cấp độ cao hơn mình
-Thích thể hiện phong cách bằng những bộ đồ ảo tốn hàng triệu đồng,,,,
Nguyên nhân của việc nghiện game vì:
-Xung đột tâm lý
-Thiếu các địa điểm vui chơi
-Hấp lực của game
-Sự cô độc trong cuộc sống thực
-Bạn bè lôi kéo



Xung đột tâm lý
Do sự phát triển của tâm sinh lý, các em mong muốn trở thành người lớn, muốn người lớn phải tôn trọng mình. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ không quan tâm đến điều đó, cách giáo dục bằng roi vọt hoặc tình yêu thương thể hiện bằng sự áp đặt, khiến các em cảm thấy cô đơn, bất mãn và tham gia trò chơi như một cách thể hiện bản thân, chia sẻ cảm xúc, dẫn đến những hành vi tai hại và ảnh hưởng trầm trọng đến thể chất, tinh thần.
Môi trường – Xã hội
Hiện nay các hình thức hoặc địa điểm vui chơi cho các em là rất ít, nhất là những ngày hè thì nhu cầu lại càng cao hơn. Vì thế, các em không biết phải tham gia hoạt động gì ngoài việc lên mạng và tất yếu là trò chơi game online. Cha mẹ em nên có thời gian quan tâm, chăm sóc, trò chuyện cùng em.
Hấp lực của game online
-Vui, hấp dẫn, sinh động,
-Mỗi game là một câu chuyện cuốn hút, có thử thách, có sự gắn bó tình cảm
-Trò chơi có tính liên tục, có thưởng
-Đánh trúng tâm lý hiếu thắng,hiếu chiến của lứa tuổi mới lớn
-Kết hợp với hình ảnh đồ họa trong game sắc nét, đẹp, âm thanh hấp dẫn đã tạo cho người chơi cảm giác “thực” hơn
-Thách đấu từ các game thủ
-Là phương tiện giải trí rất tiện lợi.
-Luyện kỹ năng vì có nhiều cấp độ từ dễ đến khó
-Sau khi chơi thắng trận, não bộ tiết ra một chất khiến người chơi sung sướng.
Sự cô độc trong cuộc sống thực

Có thể nhận thấy rằng nhiều người nghiện game online là bởi sự cô độc trong đời sống thực . Họ ít được người thân, gia đình và bạn bè chia sẻ, vì thế họ tham gia trò chơi như một cách để tương tác và sẻ chia. Một số trường hợp cho thấy, họ chơi game online quá mức vì có những thất bại trong cuộc sống thực. Số khác thì nghiện do không được tôn trọng trong cuộc sống, họ mất tự tin, lo lắng và sử dụng trò chơi trực tuyến như một cách khẳng định bản thân mình. Những biến cố trong cuộc sống cũng tạo cho người chơi rất dễ bị cuốn hút bởi trò chơi.
Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các bạn không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.
Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để “cày” game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Hậu quả
Gây ra hậu quả rất nghiêm trọng

Ở trường học, nhiều bạn vì suốt đêm ngồi chơi điện tử mà lên lớp lại ngủ gà ngủ gật.Tình trạng ấy thật đáng báo động biết bao.Không tỉnh táo cũng có nghĩa là các bạn sẽ không thể tiếp thu được hết những kiến thức mà thấy cô giảng trên lớp. Có biết bao trường hợp, từ những học sinh giỏi mà các bạn dần tụt xuống khá hoặc thậm chí là cả trung bình chỉ vì mải chơi các trò chơi điện tử. Các ban không chỉ không nghe giảng trên lớp mà còn không ôn lại bài khi về nhà. Thử hỏi như vậy thì làm sao các bạn có thể theo kịp những kiến thức cơ bản được, đó là chưa nói gì đến những bài học nâng cao. Thế nhưng tác hại của các trò chơi điện tử đâu chỉ dừng ở đó. Nhiều bạn vì mê chơi mà cãi lại cha mẹ khi bị mắng hoặc bị buộc phải ở nhà, nhiều bạn vì không có tiền đi vào quán Internet mà đi trộm cướp để lấy tiền. Bên cạnh đó không ít bạn lại bỏ nhà đi bụi chỉ vì bố mẹ không chịu nổi cảnh con mình suốt ngày ngồi bên bàn máy tính vì còn nhiều những tai hoạ khôn lường mà ta chưa kể đến. Vậy thì tại sao đã biết những tác hại của trò chơi điện tử mà bạn còn tiếp tục lấn thân vào?
Những trò chơi đó đang dần dần chiếm lĩnh phần lớn thời gian của các bạn, nên giờ đây hầu như không còn mấy ai biết đến những thú vui khi chơi đá banh, chọi gà, …Thế giới trong game rất sống động và hấp dẫn. Trong game, chúng ta  có thể làm được những điều mà không thể làm được ngoài đời. Mặt khác, một số game online còn có chức năng mua bán vật phẩm, vũ khí, nạp tiền…nên nhiều người  ” cày game” không biết mệt để kiếm tiền.Xuất phát vốn là để đem lại lợi ích cho con người, tuy nhiên hiện nay game online lại đang đem lại nhiều tác hại. Các bạn có thể mải chơi đến quên ăn, quên ngủ. Không đảm bảo cân bằng giờ giấc sinh hoạt thường ngày, các bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, vì vậy thường hay ngủ gật trên lớp, không tiếp thu được bài giảng của thầy cô. Rồi khi về nhà, vì mải chơi game mà các bạn cũng không làm bài tập, dẫn đến việc học hành sa sút, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Thời gian vừa qua, trên một số diễn đàn và trang web cũng có nhiều bài viết về những sự việc đáng tiếc xẩy ra xung quanh Game Online như: thiệt mạng sau ba ngày chơi game không nghỉ; thiếu tiền chơi game sẵn sàng cướp của giết người,… hay những trường hợp đột quỵ vì chơi game qua độ,…

Game online đã dần dần huy hoại sức khỏe, kiến thức và cả đạo đức của chính bạn.Chính vì vậy, nhà trường và gia đình cần có những biện pháp quản lí, nhắc nhở kịp thời để tránh trường hợp học sinh bỏ học chơi game, cá độ, mua bán vật phẩm trong game online. Bên cạnh đó , các cấp chính quyền cần siết chặt khâu quản lí đối với các cơ sở kinh doanh, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Thay vì để bản thân bị sa đà vào những trò chơi vô bổ, chúng ta cần phải làm chủ chính mình, sắp xếp thời gian biểu hợp lí giữa việc chơi và học. Để không bị game online cám dỗ và ảnh hưởng tới cuộc sống, chúng ta cần tự giác tìm cho mình những thú vui khác không chỉ mang tính giải trí mà còn tốt cho sức khỏe cũng như trí tuệ của bản thân.
Hay như chính trong thực tế, điển hình là A – học sinh lớp 9 trường THCS Phong Hiền. Suốt 6 năm học Tiểu học và THCS, A đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Những bức tranh tươi sáng về cậu ta dẫn chuyển màu sang hướng khác kể từ khi A bắt đầu chơi game online vào đầu năm học lớp 7. A dần nghiện game và bắt đầu bỏ học, nói dối gia đình để xin tiền học thêm Toán, Văn, Hoá,… Nhưng thực chất, số tiền mà bố mẹ cho, cậu ta đã “rải” theo bàn phím máy tính. Mỗi ngày A dành 7 đến 8 giờ để chơi game. Mang cặp sách và đồng phục để đánh lừa bố mẹ. Đến khi phát hiện mọi chuyện, gia đình dùng mọi biện pháp để dạy dỗ và cấm A chơi game. Chưa hết, sau đó vài lần, A còn quát tháo, thậm chí còn dám hành hung mẹ khi bị gia đình quản thúc hoặc không cho cậu ta tiền chơi game…


Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Game online không khác gì ma túy, nó có một ma lực kì lạ khi đã nghiện rồi thì các bạn khó lòng bỏ được. Việc cai nghiện game online thật sự không dễ khi mà giờ đây tiệm internet mọc lên như nấm cùng với sự lôi kéo của bạn bè, các bạn rất khó bỏ được game. Vậy làm thế nào để cai nghiện game online?
* Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này bằng những cách như:
Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần.
-Về phía gia đình: quan tâm, giành nhiều hơn gian chia sẻ với con, quy định giờ chơi game, hướng con tới các hình thức giải trí phong phú và lành mạnh.
-Về phía nhà nước: kiểm tra chặt chẽ, chấn chỉnh các cơ sở kinh doanh internet có nguy cơ ảnh hưởng tới nhân cách của trẻ.
-Về phía các doanh nghiệp game: đưa ra các chính sách để giúp người chơi “tự hạn chế” thời lượng chơi của bản thân họ.

BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA CHÚNG EM ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Trâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)