CPI

Chia sẻ bởi Phan Huỳnh Tố Như | Ngày 09/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: CPI thuộc Tự nhiên và Xã hội 3

Nội dung tài liệu:

i. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI)
1. Khái niệm
1.1. Giá tiêu dùng:
Giá tiêu dùng là giá mà người tiêu dùng mua hàng hoá hoặc chi trả cho các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày (không bao gồm giá đất đai, giá hàng hoá bán cho sản xuất và các công việc có tính chất sản xuất kinh doanh)
1. Khái niệm
1.2. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI: Consumer Price Index) thể hiện sự biến động giá tiêu dùng của những hàng hoá tiêu biểu (giỏ hàng hoá đặc trưng)

2. Đặc điểm
Sự biến động giá chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một số hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng
Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng được tính hàng tháng, cho 3 gốc: tháng trước, cùng kỳ năm trước và tháng 12 năm trước
CPI không phản ánh mức giá mà đo lường mức độ biến động giá giữa hai khoảng thời gian

3. Chức năng
CPI là chỉ tiêu quan trọng, được sử dụng phổ biến nhất để phục vụ cho yêu cầu đánh giá tình hình lạm phát và phân tích kinh tế
Từ CPI người ta mới tính được chi phí, đầu ra đầu vào, quan hệ cung cầu, sức mua của dân cư, là cơ sở tham khảo cho việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng, tiền lương, tính toán điều chỉnh tiền công trong các hợp đồng sản xuất kinh doanh
 Tóm lại, CPI có tầm ảnh hưởng tới mọi chỉ tiêu cân đối của kinh tế


iI. CÁCH TÍNH
CHỈ SỐ CPI
1. Nhân tố ảnh hưởng đến cách tính chỉ số CPI
Danh mục hàng hoá dịch vụ được chọn để đưa vào giỏ CPI
Lượng hàng hoá tiêu dùng tiêu biểu (tỷ trọng chi tiêu cho từng loại hàng hoá dịch vụ - hay còn gọi là quyền số)
Thống kê giá cả của mỗi hàng hoá dịch vụ


2. Phương pháp tính CPI
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới xác định chỉ số giá tiêu dùng theo công thức Laspayres: so sánh giá cả kỳ báo cáo với kỳ cơ sở.
Để tính toán người ta phải thực hiện qua 4 bước:
Bước 1: Cố định giỏ hàng hoá bằng cách thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua. 
Bước 2: Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm. 
Bước 3: Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại. 
Bước 4: Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng cách so sánh chi phí để mua giỏ hàng hoá ở kỳ so sánh và kỳ gốc. Kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng từ 5 đến 7 năm tuỳ theo từng nước


3. Công thức tính CPI


Trong đó:
Q0: khối lượng một mặt hàng mà một gia đình tiêu dùng ở thời điểm gốc
Pt: Giá của một mặt hàng kỳ báo cáo t
P0: Giá của một mặt hàng thời điểm gốc
: chỉ số giá cả của từng loại hàng trong giỏ hàng hóa đặc trưng
d : tỉ trọng tiêu dùng từng loại hàng (quyền số)

Ngoài ra, CPI còn được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ



Trong đó:
CPI: chỉ số giá tiêu dùng hiện nay
CPI-1: chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ trước
iII. GiỎ HÀNG HOÁ
1. Khái niệm
Là tập hợp tương đối cố định những hàng hoá và dịch vụ thiết yếu đối với người tiêu dùng điển hình
Được lấy ở các thị trường điển hình tại những mốc thời gian xác định, nhằm lượng hoá những thay đổi giá cả trung bình của các hàng hoá mà người tiêu dùng điển hình sử dụng
2. Đặc điểm
Giỏ hàng hoá không đồng nhất ở các quốc gia, qua các thời kỳ khác nhau
Theo thông lệ quốc tế, cứ 4-5 năm/lần sẽ có sự điều chỉnh cập nhật mới về mặt hàng trong giỏ hàng hóa tính CPI. Có những mặt hàng không còn được dùng phổ biến sẽ được thay thế bằng những mặt hàngthông dụng hơn.
Giỏ hàng hóa, dịch vụ đại diện để tính chỉ số giá tiêu dùng được chia thành 10 nhóm với quyền số (tỷ trọng trong
tổng chỉ tiêu tiêu dùng) như sau:

Bảng: Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2006 – 2009 của toàn quốc


Bảng: Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009 – 2014 của toàn quốc

3. Chức năng
Được sử dụng trên cơ sở hàng năm để theo dõi lạm phát trong một thị trường cụ thể hoặc quốc gia. 
Tính hai chỉ số sau:
Chỉ số điều chỉnh GDP
Chỉ số CPI
iV. SO SÁNH GiỎ HÀNG HOÁ HiỆN NAY VỚI CÁC NĂM TRƯỚC ĐÂY
Theo thông lệ quốc tế, cứ 4-5 năm/lần sẽ có sự điều chỉnh cập nhật mới về mặt hàng trong rổ hàng hóa tính CPI.
Có những mặt hàng không còn được dùng phổ biến sẽ được thay thế bằng những mặt hàng thông dụng hơn. Các mặt hàng tăng giảm thường xuyên.
 Chính vì vậy mà có sự thay đổi rõ rệt giữa rổ hàng hóa các năm. Điển hình là rổ hàng hóa năm 2008 và năm 2012.
1. So sánh giỏ hàng hóa hiện nay với các năm trước đây (từ năm 1998)
Số lượng và quyền số của các mặt hàng trong rổ hàng hóa để tính CPI được cập nhật và mở rộng 5 năm một lần
Năm gốc 1995 (296 mặt hàng), 2000 (390 mặt hàng), 2005 (494 mặt hàng), 2008 (572 mặt hàng)
Giai đoạn 2001- 2005
Giai đoạn 2006 - 2009
Giai đoạn 2009 - 2014
1. So sánh giỏ hàng hóa hiện nay (2012) với năm 2008
Bưu chính viễn thông
Giao thông vận tải
Nguyên nhân
Năm 2008
Giao thông vận tải
+
Bưu chính viễn thông
Năm 2012
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Huỳnh Tố Như
Dung lượng: 277,04KB| Lượt tài: 1
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)