Công tác tuyên giáo Công đoàn

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Điền | Ngày 06/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Công tác tuyên giáo Công đoàn thuộc Địa lí 4

Nội dung tài liệu:

CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Lâm Bá Hoàng
UVTV, Trưởng Ban TG – NC LĐLĐ tỉnh
I. Vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục:
1. Khái niệm:
- Tuyên truyền là hoạt động xã hội đặc biệt nhằm truyền bá hay phổ biến 1 chủ trương, 1 học thuyết để làm chuyển biến thái độ của quần chúng và thúc đẩy quần chúng hành động theo một đường lối và nhằm một mục đích nhất định.
Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền những kinh nghiệm, tri thức, tư duy để đào tạo con người phát triển toàn diện về nhân cách, phẩm chất.
- Công tác truyên truyền, giáo dục đã trở thành chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng của các tổ chức (Kinh tế, chính trị, ngoại giao).

- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sẽ giác ngộ được quần chúng, tập hợp được lực lượng tạo nên sự nhất trí về nhận thức, tư tưởng và hành động để thực hiện mục tiêu ý tưởng đề ra.
2. Vị trí của công tác tuyên truyền, giáo dục:
I. Những thuận lợi khó khăn của công tác tuyên truyền, giáo dục:
1. Thuận lợi:
- Đường lối đổi mới của Đảng đạt được thành tựu quan trọng (kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, ngoại giao, đời sống nhân dân).
CNH, HĐH là con đường tất yếu xây dựng CNXH, đưa nước ta thoát nghèo, xây dựng giai cấp công nhân trưởng thành.
Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ đó là cơ hội để vươn lên, nắm bắt, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới.
Giai cấp công nhân Việt Nam luôn vững vàng và tin tưởng vào con đường Bác Hồ và Đảng ta lựa chọn.
2. Khó khăn:
- Sự biến động về đội ngũ giai cấp công nhân:
+ Số lượng, chất lượng.
+ Sự phân tầng, phân hóa.
+ Địa vị xã hội trong sản xuất.
+ Trình độ văn hóa, tay nghề.
Sự cạnh tranh quyết liệt trước xu thế toàn cầu hóa.
Âm mưu diễn biến hòa bình.
Thời đại bùng nổ thông tin.
Cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển nhanh của các ngành công nghệ mới.
Tuyên truyền giáo dục góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới.
III. Mục tiêu và nhiệm vụ:
1. Mục tiêu:
2. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tuyển truyền giáo dục:
2.1 Giáo dục về công tác chính trị, tư tưởng:
Hiểu và nắm được những vấn đề cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trưởng, chính sách của Đảng.
2.2 Giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của dân tộc.
2.3 Tuyên truyền giáo dục về công đoàn.
2.4 Giáo dục nâng cao trình độ học vấn, tay nghề.
2.5 Giáo dục pháp luật
2.6 Giáo dục văn hóa
2.7 Giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, DSKHGĐ
2.8 Giáo dục liên minh giai cấp.
2.9 Giáo dục nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước.
IV. Một số biện pháp chủ yếu:
1. Thường xuyên khảo sát, điều tra, nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng.
2. Tổ chức các cuộc sinh hoạt dân chủ, tọa đàm, đối thoại.
3. Sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thanh, nội bộ.
4. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
5. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên.
6. Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí.
V. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2010:
1. Thuận lợi, khó khăn.
2. Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Chào mừng các ngày lễ lớn.
4. Phát triển đoàn viên.
5. Tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện nghị quyết 20 của Đảng và 04 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
6. Đổi mới nội dung và phương pháp học tập, giáo dục chính trị, nhất là khu vực ngoài Nhà nước.
7. Đẩy mạnh việc học tập pháp luật.
8. Phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Điền
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)