Công tác quản lí tái chánh Công đoàn

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Điền | Ngày 06/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Công tác quản lí tái chánh Công đoàn thuộc Địa lí 4

Nội dung tài liệu:

ĐẠI BIỂU DỰ LỚP TẬP HUẤN
KÍNH CHÀO
TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH
CÔNG ĐOÀN
Nguyễn Văn Dõng
Trưởng Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM:
Bộ máy quản lý tài chính Công đoàn Việt Nam gồm có 4 cấp:
- Tổng LĐLĐ Việt Nam
- LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Công đoàn ngành TW, Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- LĐLĐ huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, công đoàn ngành và tương đương (Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở).
- Công đoàn cơ sở.
II. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ:
Tài chính, tài sản Công đoàn Việt Nam được quản lý thống nhất trên cơ sở các quy định của Luật công đoàn VN năm 1990 và Điều lệ Công đoàn VN năm 2008.
III. THU NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN:
Nguồn ngân sách CĐ được hình thành từ 03 nguồn thu chính:
- Kinh phí CĐ.
- Đoàn phí CĐ.
- Nguồn thu khác.
1. Thu kinh phí CĐ (Thông tư số 119/TTLT/BTC-TLĐ ngày 08/12/2004):
1.1 Đối tượng trích nộp kinh phí công đoàn:
- Cơ quan hành chính Nhà nước (bao gồm cả UBND xã, phường, thị trấn); đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; Tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội- nghề nghiệp; lực lượng vũ trang nơi có tổ chức công đoàn hoạt động theo Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan hành chính sự nghiệp).
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật) nơi có tổ chức công đoàn hoạt động theo Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng nộp kinh phí CĐ theo quy định tại Thông tư này, mà thực hiện trích nộp kinh phí CĐ theo Thông tư số 17/2009/TT-BTC ngày 20/01/2009.
1.2 Mức và căn cứ để trích nộp kinh phí CĐ:
a. Cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp lương nêu tại điểm c dưới đây.
b/ Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí CĐ bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương nêu tại điểm c dưới đây.
c/ Các khoản phụ cấp lương làm căn cứ để trích, nộp kinh phí CĐ nêu tại khoản a và b nêu trên thống nhất với khoản phụ cấp làm căn cứ trích nộp BHXH và BHYT gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực.
d/ Đối với cơ quan hành chính nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Quĩ lương làm căn cứ trích, nộp KPCĐ không bao gồm hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu.
1.3 Phương thức trích, nộp kinh phí công đoàn:
a/ Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp:
- Hàng tháng, khi đơn vị rút kinh phí trả lương, đồng thời lập giấy rút kinh phí CĐ nộp cho cơ quan CĐ qua Kho bạc.
- Kho bạc NN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, căn cứ giấy rút kinh phí CĐ, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu KPCĐ mở tại kho bạc NN.
- Cuối tháng, Kho bạc thực hiện tất toán tài khoản, chuyển khoản thu KPCĐ vào tài khoản tiền gửi của cơ quan CĐ:
+ Đối với cơ quan HCSN thuộc ngân sách TW, chuyển về tài khoản tiền gửi của TLĐ tại Kho bạc Hà Nội.
+ Đối với cơ quan HCSN thuộc ngân sách địa phương, chuyển về tài khoản tiền gửi của LĐLĐ tỉnh, huyện tại Kho bạc tỉnh, huyện.
- Kho bạc Nhà nước các cấp không giải quyết cho các đơn vị rút kinh phí CĐ để sử dụng vào mục đích khác.
b/ Đối với các đơn vị, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp nơi có tổ chức công đoàn hoạt động: Thủ trưởng đơn vị, giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm trích, nộp đủ kinh phí CĐ mỗi quý một lần vào tháng đầu quý cho cơ quan CĐ theo quy định của TLĐ.
1.4 Hạch toán và quyết toán kinh phí công đoàn:
- Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp: Khoản trích nộp kinh phí CĐ được hạch toán và quyết toán vào tiểu mục 03, mục 106 nhóm mục chi cho con người theo chương, loại, khoản tương ứng.
- Đối với các doanh nghiệp: Khoản trích, nộp kinh phí công đoàn được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông và quyết toán theo quy định hiện hành.
1.5 Thực hiện việc nộp kinh phí CĐ:
- Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự nghiệp có trách nhiệm nộp kinh phí CĐ đầy đủ, kịp thời vào tài khoản chuyên thu kinh phí CĐ mở tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp đơn vị không làm thủ tục nộp kinh phí công đoàn, Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm giữ dự toán của nhóm mục chi cho con người (tương ứng số kinh phí công đoàn phải nộp) và yêu cầu các đơn vị làm thủ tục nộp kinh phí công đoàn theo qui định.
- Giám đốc các doanh nghiệp, thủ trưởng các đơn vị, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước có trách nhiệm trích, nộp đầy đủ, kịp thời kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở, để công đoàn cơ sở quản lý, sử dụng và nộp công đoàn cấp trên theo qui định của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
2. Thu đoàn phí công đoàn (theo Hướng dẫn số 826/HD-TLĐ ngày 01/6/2009 của Tổng LĐLĐ VN):
2.1 Đối tượng đóng đoàn phí công đoàn:
Đối tượng đóng đoàn phí CĐ là đoàn viên CĐ đang sinh hoạt tại các CĐCS, nghiệp đoàn.
2.2 Mức đóng đoàn phí công đoàn:
a. Đoàn viên công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan của tổ chức chính trị,chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hưởng tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, tiền lương theo hợp đồng lao động hoặc đi học hưởng nguyên lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức đóng đoàn phí bằng 1% lương ngạch bậc, chức vụ, tiền lương theo hợp đồng lao động và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm.
b. Đoàn viên CĐ tại các CĐCS doanh nghiệp hưởng tiền lương theo kết quả kinh doanh; đoàn viên CĐ tại các CĐCS đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập hưởng tiền lương theo kết quả hoạt động sự nghiệp ,dịch vụ; Đoàn viên CĐ ở các văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh, văn phòng đại diện, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đoàn viên CĐ của các CĐCS cơ quan, đơn vị được cử tham gia chuyên trách các ban quản lý dự án hưởng tiền lương theo hợp đồng lao động, mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương, tiền công doanh nghiệp, cơ quan tổ chức phải trả cho đoàn viên từng tháng. Nhưng mức đóng đoàn phí của đoàn viên tối đa một tháng không quá 10% tiền lương tối thiểu chung theo qui định của Nhà nước.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở được quy định mức đóng đoàn phí của đoàn viên (Đoàn viên quy định tại khoản 1.2 và 1.4 điểm 1 mục II) bằng 1% tiền lương, tiền công do doanh ghiệp,đơn vị, tổ chức phải trả cho đoàn viên hàng tháng (không khống chế mức đóng đoàn phí của đoàn viên một tháng tối đa không quá 10% tiền lương tối thiểu chung) sau khi có ý kiến thỏa thuận chung của đoàn viên.
Đối với các doanh nghiệp, đơn vị thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động vào cuối kì kế toán theo kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động sự nghiệp-dịch vụ, hàng tháng chỉ tạm ứng tiền lương, tiền công thì CĐCS quyết định mức đóng đoàn phí của từng đoàn viên hàng tháng cho phù hợp với hướng dẫn.
c. Đoàn viên CĐ tại các nghiệp đoàn, CĐCS doanh nghiệp khó xác định tiền lương, tiền công thì đoàn phí công đoàn đóng theo mức ấn định do Ban Chấp hành CĐCS quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của công đoàn cấp trên trực tiếp được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở, nhưng mức đóng tối thiểu bằng 1% lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước,
d. Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài, mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương được hưởng ở nước ngoài theo chế độ do Nhà nước quy định. Đoàn viên đang lao động ở nước ngoài mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương tiền lương hoặc tiền công theo hợp đồng lao động, nhưng tối đa không quá 1% tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước.
e. Đoàn viên CĐ bị ốm, đau, thai sản, tai nạn lao động hưởng trợ cấp BHXH từ 1 tháng trở lên thì trong thời gian đoàn viên nghỉ làm việc hưởng trợ cấp BHXH, đoàn viên CĐ bị mất việc làm, không có thu nhập từ 1 tháng trở lên hoặc nghỉ không hưởng lương từ 1 tháng trở lên thì trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí, Tổ CĐ lập danh sách báo cáo CĐCS số đoàn viên trên.
2.3 Phương thức đóng đoàn phí.
- ĐPCĐ do đoàn viên tự nguyện đóng cho CĐCS hàng tháng.
- Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên.
* BCH CĐCS có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn CĐCS thành viên; CĐ bộ phận; Tổ CĐ thu, sử dụng, thanh toán tiền đoàn phí với CĐCS và CĐ cấp trên theo hướng dẫn này và các quy định của TLĐ về quản lý tài chính, tài sản CĐ.
3. Nguồn thu khác:
- Kinh phí do cơ quan, đơn vị, DN cấp mua sắm phương tiện hoạt động CĐ, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho CĐCS.
- Kinh phí hỗ trợ của các tồ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công đoàn cơ sở.
- Thu về hoạt động văn hoá, thể thao, nhượng bán thanh lý tài sản, thu lãi tiền gửi quỹ công đoàn; Thu tiền lãi sử dụng quỹ công đoàn mua cổ phần, cổ phiếu, tiền lãi đầu tư từ quỹ công đoàn cho hoạt động kinh tế của công đoàn cơ sở theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
IV. PHÂN PHỐI NGÂN SÁCH CĐ:
Nguồn ngân sách CĐ được phân phối như sau:
1. Kinh phí CĐ: Bao gồm 2%
- 1% được để lại cho CĐCS hoạt động.
- 1% nộp lên CĐ cấp trên.
2. Đoàn phí CĐ: Bao gồm 1%.
- 0,7% được để lại cho CĐCS hoạt động.
- 0,3% nộp lên CĐ cấp trên.
3. Nguồn Thu khác:
CĐCS được giữ lại 100% để hoạt động.
V. CHI NGÂN SÁCH CĐ: (Thực hiện theo Quyết định số 1375/QĐ-TLĐ ngày 16/10/2007)
1. Phân bổ các mục chi:
- Kinh phí, đoàn phí CĐCS được phân bổ như sau:
- Nguồn thu khác: Do CĐCS tự phân bổ
2. Nội dung và phạm vị chi ngân sách CĐCS:
2.1 Lương, phụ cấp và các khoản đóng góp (Mã số 27)
2.2 Phụ cấp CBCĐ không chuyên trách (Mã số 28) (Thực hiện theo QĐ 1262/QĐ-TLĐ ngày 19/9/2007 và Hướng dẫn 374/TLĐ ngày 05/3/2008):
a. Phụ cấp kiêm nhiệm:
* Đối tượng và phạm vi áp dụng: Chủ tịch và Phó Chủ tịch CĐ các cấp không hưởng lương từ ngân sách Công đoàn, hoạt động không chuyên trách.
* Mức phụ cấp và cách tính: Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch CĐ các cấp, hoạt động không chuyên trách, hàng tháng, được tính bằng hế số 0,10 đến hệ số 0,50 so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định; cụ thể gồm 5 mức như sau:
BẢNG TÍNH PHỤ CẤP KIÊM NHIỆM
b. Phụ cấp trách nhiệm:
* Đối tượng và phạm vi áp dụng:
- Uỷ viên Ban chấp hành, Uỷ viên UBKT CĐCS.
- Chủ tịch Công đoàn Bộ phận,
- Tổ trưởng công đoàn
- Kế toán trưởng (hoặc kế toán viên nhưng được phân công chịu trách nhiệm chính về công tác tài chính), Thủ quỹ kiêm nhiệm của Công đoàn cơ sở,
* Mức phụ cấp và cách tính:
Phụ cấp trách nhiệm của cán bộ CĐCS (kể cả cơ sở thành viên) căn cứ vào nguồn kinh phí (Chuyên môn hỗ trợ và KPCĐ) hàng tháng được tính bằng hệ số 0,10 đến dưới hệ số 0,20 so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định, cụ thể gồm 09 mức như sau:
* Cán bộ công đoàn giữ nhiều chức danh ở 1 công đoàn cơ sở, chỉ được hưởng 1 mức phụ cấp kiêm nhiệm hoặc phụ cấp trách nhiệm của chức danh cao nhất.
c. Nguồn kinh phí chi trả:
- Kinh phí để chi lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương của cán bộ chuyên trách CĐ và phụ cấp kiêm nhiệm , phụ cấp trách nhiệm của cán bộ CĐCS không được vượt quá 30% tổng nguồn thu kinh phí và đoàn phí CĐ, CĐCS được sử dụng.
- CĐCS được sử dụng nguồn thu khác để chi phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm cho CB CĐCS. Đối tượng, mức chi phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm cho CB CĐCS sử dụng từ nguồn thu khác, do BCH CĐCS quyết định.
Trong trường hợp nguồn kinh phí của CĐCS có khó khăn hoặc nguồn kinh phí được phân bổ cho khoản mục lương, phụ cấp cán bộ chuyên trách, phụ cấp cán bộ CĐ sử dụng không hết, BCH CĐCS căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để quyết định đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm; mức phụ cấp kiêm nhiêm, phụ cấp trách nhiệm; thời gian tính phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm cho phù hợp. Nhưng mức phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng tối đa không quá hệ số 0,5 so với mức lương tối thiểu chung, phụ cấp trách nhiệm tối đa không quá hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định.
2.3 Chi quản lý hành chính (Mã số 29).
2.4 Chi hoạt động phong trào (Mã số 31).
a. Chi hoạt động bảo vệ cán bộ, đoàn viên CĐ, CNVCLĐ
b. Chi huấn luyện:
c. Chi tuyên truyền, giáo dục:
d. Chi về hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao:
e. Chi về hoạt động thi đua.
h. Chi khen thưởng cán bộ, đoàn viên:
i. Chi các hoạt động phong trào khác.
2.5 Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên (Mã số 33)
2.6 Chi khác (Mã số 35)
Lưu ý:
- Chi tham quan, du tích cho CNVCLĐ và đoàn viên công đoàn, chi tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn sử dụng từ nguồn thu khác của công đoàn cơ sở hoặc đề nghị cơ quan, doanh nghiệp chi từ quỹ phúc lợi và các quỹ khác của cơ quan doanh nghiệp.
- Chi hoạt động của Ban thanh tra nhân dân do cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chi theo quy định của Chính phủ.
VI. KẾ TOÁN, CHỨNG TỪ, SỔ, BIỂU MẪU BÁO CÁO:
1. Kế toán: Thực hiên theo quy định của luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 do Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành.
- Phạm vi điều chỉnh
- Đối tượng áp dụng
- Nhiệm vụ kế toán
- Yêu cầu kế toán
- Đơn vị tính, chữ viết, chữ số
- Các hành vi bị cấm
- Nội dung chứng từ kế toán
- Lập chứng từ kế toán
- Ký chứng từ, quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
2. Chứng từ kế toán:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt đông của công đoàn cơ sở đều phải được lập chứng từ kế toán, chứng từ chỉ được lập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
Chứng từ phải được lập đầy đủ, rõ ràng, chính xác, kịp thời theo nội dung quy định. Không được viết tắc, không được tẩy xóa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục.
Chứng từ phải được lập đầy đủ số liên quy định, phải có đủ chữ ký của người có thẩm quyền và những người có liên quan
Chứng từ kế toán gồm có chứng từ theo mẫu quy định (hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi...) và chứng từ không có mẫu (Kế hoạch, dự trù, giấy viết tay...)
3. Sổ kế toán:
Sổ kế toán được mở từ đầu kỳ kế toán năm; đơn vị mới thành lập mở sổ từ ngày thành lập.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ, chính xác, trung thực đúng với chứng từ kế toán vào sổ kế toán.
Các thông tin , số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm; không ghi chồng; không ghi cách dòng;
Cuối kì kế toán phải được khóa sổ để lập báo cáo tài chính.
Sổ kế toán công đoàn cơ sở theo mấu S82-TLĐ:
Mẫu số S 82-TLĐ
(Ban hành theo hướng dẫn số 1730 TLĐ
Ngày 19 /10/2006 của Tổng Liên đoang LĐVN)
SỔ THU, CHI NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
Năm......
Ngày..... Tháng...... Năm.....
Người ghi sổ kế toán TM.Ban thường vụ (BCH)
Công đoàn cấp trên
Công đoàn...............
Loại bình thường.......
Mẫu B07-TLĐ
Ban hành theo HD 1730/TLĐ
ngày 19 /10/2006 của TLĐLĐVN
BÁO CÁO
QUYẾT TOÁN THU ,CHI NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN
Quỹ...... Năm.......
4. Báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính CĐCS bao gồm:
- BC dự toán thu, chi ngân sách CĐ (Mẫu B14-TLĐ).
- BC quyết toán thu, chi NSCĐ (Mẫu B07-TLĐ).
B –CÁC CHỈ TIÊU THU, CHI NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN:
Đơn vị đồng
A- CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN
- Số lao động............người - Số CB chuyên trách CĐ...người
- Số đoàn viên...........người - Tổng quỹ tiền lương.....triệu đồng
C-THUYẾT MINH VÀ KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG ĐOÀN:


KẾ TOÁN CĐCS TM. BAN CHẤP HÀNH
(ký họ tên) (ký họ, tên, đóng dấu)



D –NHẬN XÉT CỦA CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN:

Ngày... tháng...năm
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỞNG BAN TÀI CHÍNH TM. BAN THƯỜNG VỤ
(Ký họ, tên) (Ký, họ ,tên) (Ký họ, tên, đóng dấu)
Chào tạm biệt
Chúc quý vị đại biểu
mạnh khỏe, hạnh phúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Điền
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)