Cong nghe 7

Chia sẻ bởi Thao Nguyên | Ngày 16/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: cong nghe 7 thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 21 / 09 / 2011
tuần 5 – kì i
Tiết 9: Bài 9 PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Hiểu được những nguyên tắc, nội dung một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh.
2. Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc phòng trừ sâu, bệnh tại vườn trường hay ở gia đình.
II.CHUẨN BỊ:
-Sử dụng các hình 21, 22, 23 SGK và sưu tầm thêm các tranh ảnh khác về phòng trừ sâu bệnh.
III. TIẾN trình lên lớp
1. định tổ chức lớp ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: SGK/30 ( 8’)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học( 1’)
- Hàng năm ở nước ta sâu bệnh đã làm thiệt hại tới 10% - 20% sản lượng thu hoạch nông sản. Nhiều nơi sản lượng thu hoạch được rất ít hoặc mất trắng. Do vậy việc phòng trừ sâu bệnh phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Bài học này sẽ giúp chúng ta nắm được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phổ biến.
- GV giải thích mục tiêu và yêu cầu của bài cần đạt được cho HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên tắc phòng, trừ sâu bệnh.(5’)


- Cho HS đọc hết các nguyên tắc trong SGK. Sau đó phân tích rõ ý nghĩa của từng nguyên tắc.
Cho ví dụ cụ thể.
* Lợi ích áp dụng “Phòng là chính”: ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.
1. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại:
- Phòng là chính.
- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.


Hoạt động 3: Giới thiệu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.( 25’)

- GV cầu HS đọc SGK và cho biết có bao nhiêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh?
- GV tập trung giảng kĩ biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh ; biện pháp hoá học và sinh học.


- Nội dung của biện pháp canh tác: GV phân tích về khía cạnh chống sâu, bệnh của các khâu kỹ thuật và hướng dẫn HS ghi bảng ở SGK/31 (Có thể cho HS học thuộc phần này).













* GV yêu cầu HS đọc nghiên cứu biện pháp thủ công để nêu lên nội dung phòng trừ và ưu, nhược điểm.
- Ưu: + Đơn giản, dễ thực hiện.
+ Có hiệu quả khi sâu, bệnh mới phát sinh.
- Nhược:+ Hiệu quả thấp (nhất là khi sâu, bệnh phát sinh nhiều).
+ Tốn công.


* GV cầu HS nghiên cứu tiếp biện pháp hoá học. Nêu lên ưu, nhược điểm và cách sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh

- Giúp HS hiểu được ưu và nhược điểm. Gv mạnh nhược điểm của biện pháp này.
Đưa ra ví dụ cụ thể về số trường hợp bị ngộ độc, môi trường đất, nước bị ô nhiễm do dùng nhiều thuốc hoá học trừ sâu bệnh, càng phun thuốc càng huỷ diệt nhiều sinh vật có ích như chim chóc, tôn cá, bọ rùa, ong kí sinh, …làm tăng tính kháng thuốc của sâu hại.






* GV giảng giải cho HS hiểu được khái niệm, ưu, nhược điểm của biện pháp này











* GV giúp HS hiểu được khái niệm và tác dụng của biện pháp này
2. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh có hại:





* Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất: Trừ mầm mống sâu bệnh, nơi ẩn náu, …
- Gieo trồng đúng thời vụ: để tránh khỏi thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh.
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý: để tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây.
- ân phiên các loại cây trồng khá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thao Nguyên
Dung lượng: 53,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)