Con đường cách mạng của Bác

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Ngày 25/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: con đường cách mạng của Bác thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Tìm hiểu về
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Tổ 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung ,tự là Tất Thành. Quê là làng Kim Liên. Vào đời Bác, phần lớn dòng họ của Bác đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.
Thân phụ Bác là nhà nho Nguyễn Sinh Sắc. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Bác có người chị là Nguyễn Thị Thanh, người anh là Nguyễn Sinh Khiêm và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901).
Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890.
Xuất thân và quê quán
Nguyễn Tất Thành khâm phục lòng yêu
nước của:
- Phan Bội Châu.
Phan Châu Trinh.
Hoàng Hoa Thám.
Vì con đường cứu nước của họ chưa đúng đắn, cụ thể là:
-Cụ Phan Châu Trinh yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh, đó là điều không thể thực hiện được.
Cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp, điều này là vô cùng nguy hiểm.


Cụ Hoàng Hoa Thám vì tổ chức đấu
tranh lẻ loi nên phong trào cũng bị thất bại.

Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết định :
Thời kì 1911-1919
Ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng, Bác lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu  Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây.
Thị trấn Sainte Adresse ở nước Pháp, nơi Nguyễn Tất Thành lao động trong khoảng thời gian từ cuối năm 1911, đầu năm 1912.
Khách sạn Parker ở thành phố Boston, nước Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trong những năm 1912 - 1913.
Một góc thành phố New York, nước Mỹ đầu thế kỷ 20, nơi Nguyễn Tất Thành đã sinh sống một thời gian vào khoảng cuối năm 1912 đến đầu năm 1913.
Khách sạn Carlton ở Thủ đô London,nước Anh, nơi Nguyễn Tất Thành làm việc trong thời gian sống ở nước Anh năm 1914.
Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tuy không được sự quan tâm của hội nghị Vacxai nhưng kể từ đây, Người đã tỏ rõ bản lĩnh cách mạng của mình. Cái tên Nguyễn Ái Quốc lần đầu xuất hiện trên bầu trời cách mạng Việt Nam.
Danh thiếp thợ ảnh của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ hoạt động ở Pari, Pháp từ năm 1919-1923.
Những ngày ở Pháp
.  Cuối năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia tích cực vào Ủy ban Quốc tế III của Đảng Xã hội Pháp. Mục đích của Uỷ ban này là vận động Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III và bảo vệ cách mạng Nga Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc tác phẩm của Lênin: sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo L’Humanité. Tác phẩm của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào. Ngay sau đó Người viết thư bằng tiếng Pháp gửi Quốc tế cộng sản cho biết luận cương này đã ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan của Người. Từ đây Người dứt khoát đi theo Quốc tế Cộng sản.

Ngày 25 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu Đảng Xã hội Pháp (Đại hộ Tour) với tư cách là đại biểu Đông Dương.
Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, tháng 12/1920.
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, tháng 12/1920.
. -Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.


Con đường Người đã chọn
Ngôi nhà số 9 ngõ Compoint, Paris, nơi Nguyễn Ái Quốc đã sống từ năm 1921 - 1923.

Giữa năm 1921 Người hoạt động tích cực xúc tiến thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa”
 Sáng lập tờ báo Người cùng khổ
 Viết báo và tích cực hoạt động tại Pháp
 Tháng 6 năm 1923 Người sang Liên Xô
 Cuối năm 1923 Người tham dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế nông dân, tham gia các Hội nghị khác
Tháng 6, năm 1924, tham gia Hội Nghị Cộng Sản quốc tế lần thứ 5 tại Mạc Tư Khoa (Moscow)..
Nguyễn Ái Quốc (người ngồi hàng đầu bên trái) với một số đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (7/1924).
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn.



 Năm 1925 thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Tháng 1 năm 1930 Người chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, chi bộ của những người cộng sản Việt Nam ở nước ngoài, đã tham dự hội nghị
Bìa tập Đường Kách mệnh, là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp bồi dưỡng chính trị do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức.


1.Đào Minh Hiếu
2.Nguyễn Mai Hoa
3.Nguyễn Hồng Hạnh
4.Phạm Ngọc Anh
5.Nguyễn Uyên Nhi
6.Phạm Tuấn Anh
7.Phạm Quang Huy
8.Vũ Duy Anh
9.Vũ Minh Hiếu
10.Nguyễn Thành Công
Tổ 4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)