Cơ sở hình thành văn minh phương Đông cổ trung đại

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 16/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Cơ sở hình thành văn minh phương Đông cổ trung đại thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
....................................


BÀI TẬP CUỐI KỲ
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI




ĐỀ TÀI: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA CÁC NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG CỔ - TRUNG ĐẠI.














HỌ TÊN: Nguyễn Thị Yến Nhi
MSSV : K38.608.098
LỚP : Quốc Tế Học
GV: Nguyễn Văn Sơn










I. SƠ LƯỢC
- Phương Đông là khu vực bao phủ toàn bộ Châu Á và phần Đông Bắc Châu Phi. Vùng đất Phương Đông với những nền văn minh nổi tiếng như : Ai Cập , Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ả Rập , Trung Hoa. Nói chung, Phương Đông là một khu vực văn minh có “bản sắc” riêng cả về phương diện truyền thống lẫn hiện đại. Ngày nay, xét trên nhiều góc độ như lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá,... phương Đông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử thế giới.
- Châu Á và Đông Bắc châu phi là nơi ra đời những nền văn minh cổ kính của phương Đông nói riêng và của loài người nói chung. Ở đây đã xuất hiện những quốc gia chiếm hữu nô lệ tối cổ xây dựng trên sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy.

II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH.
1.Điều kiện tự nhiên:
- Những nền văn minh cổ kính đó xuất hiện trên lưu vực những con sông lớn như sông Nile (Ai Cập), Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà), sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) (Ấn Độ), sông Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc)…
- Nhìn chung lưu vực các con sông nói trên là những vùng đồng bằng phì nhiêu rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ và dễ canh tác đã cho phép các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển nông nghiệp thuận lợi.
- Người phương Đông cổ đại sống trên lưu vực các con sông từ thời nguyên thủy đã sớm phát hiện và lợi dụng những thuận lợi đó để phát triển sản xuất. Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và nhà nước.Thể hiện chi tiết qua từng quốc gia.
a) Ai Cập
*Vị trí địa lí:
- Ai Cập ở Đông Bắc châu Phi, là một thung lũng nằm dọc theo lưu vực sông Nile. Phía tây giáp sa mạc Libya, phía đông giáp Hồng Hải, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía nam giáp dãy núi Nubi và Ethiopia. Địa hình chia làm hai khu vực: Thượng Ai Cập ở phía nam là một dãi thung lũng dài và hẹp, có nhiều núi đá. Hạ Ai Cập ở phía bắc là vùng châu thổ đồng bằng sông Nile rộng lớn hình tam giác.
- Sông Nile là một trong những con sông dài nhất thế giới, khoảng 6500km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, phần chảy qua Ai Cập dài 700km. Hàng năm nước lũ dâng khiến cho phù sa từ thượng nguồn tuôn xuống gia tăng màu mỡ cho đồng bằng châu thổ, thuận lợi cho việc trồng trọt. Sông Nile cung cấp nguồn thực phẩm thủy sản dồi dào cho sư dân và là con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đất đai màu mỡ, các loại thực vật như đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, cây papyrus làm giấy… sinh trưởng và phát triển quanh năm. Ai Cập có một quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú, đa dạng : trâu bò, voi, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, hỗ, báo… các loại thủy sản cũng rất nhiều, tạo thuận lợi cho nghề đánh cá..
b) Lưỡng Hà
* Vị trí địa lí:
- Lưỡng Hà là vùng bình nguyên giữa hai con sông Tigris và Euphrates, người Hy Lạp cổ đại gọi là Mésopotamie. Từ xa xưa vùng này đã nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu, rất thuận lợi cho nền sản xuất nông nghiệp trồng nho,o oliu, đại mạch và nhiều hoa quả khác.
- Biên giới phía Bắc là dãy núi Armenia, phía Tây là sa mạc Syria, phía Đông giáp Batu, phía Nam là vịnh Pecxich. Cả Lưỡng Hà là 1 vùng đồng bằng rộng lớn. Sông Tigris và Euphrates hàng năm tưới mát cho dải đất mênh mông này,đem lại nguồn nước và phù sa vô tận.Những điều kiện tự nhiên này làm cho Lưỡng Hà sớm có nền nông nghiệp phát triển.
c) Ấn Độ
* Vị trí địa lí:
- Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á được xem như là một tiểu lục địa, thời cổ - trung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: 71,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)