CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU 2013
Chia sẻ bởi Võ Thị Mỹ Huyền |
Ngày 15/10/2018 |
80
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU 2013 thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
AN GIANG Môn: HÓA HỌC (CHUYÊN HÓA)
ĐỀ CHÍNH THỨC Thới gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Số báo danh: Khóa ngày 15 tháng 06 năm 2013
Phòng thi: (Đề thi gồm 1 trang)
Câu I: (3 điểm)
Nêu hiện tượng và giải thích bằng phản ứng hóa học khi cho:
Đồng kim loại vào dung dịch NaNO3 có lẫn HCl.
Đồng kim loại vào dung dịch HCl có O2 hòa tan.
Một mẫu đá vôi vào giấm ăn.
Một mẫu Na vào rượu etylic 400.
Đốt cháy hoàn toàn V (lít) khí metan (đktc). Cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo thành 11,82 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Một học sinh yêu thích môn hóa học, trong chuyến về thăm khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) có mang về lọ nước (nước nhỏ từ nhũ đá trên trần động xuống). Học sinh đó đã chia lọ nước làm 3 phần đều nhau và làm các thí nghiệm như sau: Phần 1: Đun sôi; Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl; Phần 3: Cho tác dụng với dung dịch KOH. Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra.
Câu II: (3 điểm)
Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn A và dung dịch muối B. Cô cạn dung dịch B thu được m1 gam chất rắn khan. Tính giá trị m và m1 ?
Cho các dung dịch muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn lửa vô sắc phát ra ánh sáng màu vàng. A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan, kết tủa trắng E không tan trong nước và axit mạnh, giải phóng khí F không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Tỉ khối hơi của F so với H2 bằng 22. C tác dụng với B cho dung dịch muối tan và khí G không màu, mùi hắc, gây ngạt, nặng hơn không khí, làm nhạt màu dung dịch brom. D tác dụng với B thu được kết tủa trắng E. Mặt khác D tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng. Hãy tìm A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Cho 10ml dung dịch rượu (ancol) etylic 460 phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V (lít) khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và khối lượng riêng của nước là 1 g/ml. Xác định giá trị của V ?
Câu III: (2 điểm)
Có 5 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaHSO4, CaCl2, AlCl3, FeCl3, Na2CO3. Chỉ được dùng phenolphtalein, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mội lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Biết Na2CO3 làm quì tím chuyển sang màu xanh.
Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi điều kiện, nếu có):
X (1) Y (2) B (3) Z (4) D (5) E
(6) (7) (8)
H F G
Biết X là chất khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, Y là polime thiên nhiên có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như lúa, ngô, sắn. Z phản ứng được với Na, nhưng không phản ứng được với dung dịch kiềm. G phản ứng được với kiềm nhưng không phản ứng được với Na, E và F là những hợp chất chứa Na. H là axit gluconic.
Câu IV: (2 điểm) Hỗn hợp Z gồm một hiđrocacbon A và oxi (lượng oxi trong Z gấp đôi lượng oxi cần thiết để đốt cháy hết A). Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp Z, đến khi kết thúc phản ứng thì thể tích khí và hơi sau khi đốt không đổi so với ban đầu. Nếu cho ngưng tụ hơi nước của hỗn hợp sau khi đốt thì thể tích giảm đi 40% (biết rằng các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Xác định công thức phân tử của A.
Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí A (đo ở đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 22,2 gam Ca
AN GIANG Môn: HÓA HỌC (CHUYÊN HÓA)
ĐỀ CHÍNH THỨC Thới gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Số báo danh: Khóa ngày 15 tháng 06 năm 2013
Phòng thi: (Đề thi gồm 1 trang)
Câu I: (3 điểm)
Nêu hiện tượng và giải thích bằng phản ứng hóa học khi cho:
Đồng kim loại vào dung dịch NaNO3 có lẫn HCl.
Đồng kim loại vào dung dịch HCl có O2 hòa tan.
Một mẫu đá vôi vào giấm ăn.
Một mẫu Na vào rượu etylic 400.
Đốt cháy hoàn toàn V (lít) khí metan (đktc). Cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo thành 11,82 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Một học sinh yêu thích môn hóa học, trong chuyến về thăm khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) có mang về lọ nước (nước nhỏ từ nhũ đá trên trần động xuống). Học sinh đó đã chia lọ nước làm 3 phần đều nhau và làm các thí nghiệm như sau: Phần 1: Đun sôi; Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl; Phần 3: Cho tác dụng với dung dịch KOH. Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra.
Câu II: (3 điểm)
Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn A và dung dịch muối B. Cô cạn dung dịch B thu được m1 gam chất rắn khan. Tính giá trị m và m1 ?
Cho các dung dịch muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn lửa vô sắc phát ra ánh sáng màu vàng. A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan, kết tủa trắng E không tan trong nước và axit mạnh, giải phóng khí F không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Tỉ khối hơi của F so với H2 bằng 22. C tác dụng với B cho dung dịch muối tan và khí G không màu, mùi hắc, gây ngạt, nặng hơn không khí, làm nhạt màu dung dịch brom. D tác dụng với B thu được kết tủa trắng E. Mặt khác D tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng. Hãy tìm A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Cho 10ml dung dịch rượu (ancol) etylic 460 phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V (lít) khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và khối lượng riêng của nước là 1 g/ml. Xác định giá trị của V ?
Câu III: (2 điểm)
Có 5 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaHSO4, CaCl2, AlCl3, FeCl3, Na2CO3. Chỉ được dùng phenolphtalein, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mội lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Biết Na2CO3 làm quì tím chuyển sang màu xanh.
Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi điều kiện, nếu có):
X (1) Y (2) B (3) Z (4) D (5) E
(6) (7) (8)
H F G
Biết X là chất khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, Y là polime thiên nhiên có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như lúa, ngô, sắn. Z phản ứng được với Na, nhưng không phản ứng được với dung dịch kiềm. G phản ứng được với kiềm nhưng không phản ứng được với Na, E và F là những hợp chất chứa Na. H là axit gluconic.
Câu IV: (2 điểm) Hỗn hợp Z gồm một hiđrocacbon A và oxi (lượng oxi trong Z gấp đôi lượng oxi cần thiết để đốt cháy hết A). Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp Z, đến khi kết thúc phản ứng thì thể tích khí và hơi sau khi đốt không đổi so với ban đầu. Nếu cho ngưng tụ hơi nước của hỗn hợp sau khi đốt thì thể tích giảm đi 40% (biết rằng các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Xác định công thức phân tử của A.
Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí A (đo ở đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 22,2 gam Ca
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Mỹ Huyền
Dung lượng: 40,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)