Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng 2000

Chia sẻ bởi Đào Văn Chương | Ngày 14/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng 2000 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Năm 2000
Bài 1
Một nhiệt lượng kế có khối lượng m3 = 1,5kg, nhiệt dung riêng c3 đang chứa m1 kg nước đá và ban đầu hệ thống (nhiệt lượng kế và nước đá) ở nhiệt độ - 10oC.
- Để đưa hệ thống đó từ -10oC lên đến -3oC phải cung cấp nhiệt lượng Q1 = 34230J.
- Tiếp tục để đưa hệ thống từ -3oC lên 5oC đã phải cung cấp nhiệt lượng Q2 = 740120J.
1.Tính c3 và m1. Biết nước đá có c1 = 2100J/kg.K, λ = 340000J/kg, nước lỏng có c2 = 4200J/kg.K.
2. Hỏi phải cung cấp nhiệt lượng Q3 bằng bao nhiêu để đưa nhiệt độ của hệ thống từ 5oC lên 85oC.
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ thống với môi trường bên ngoài.
Bài 2
Hai vật A và B có dạng hình lập phương bằng nhau và có cạnh là a = 20cm, có trọng lượng riêng lần lượt là d1 = dA = 13000N/m3 và d2 = dB = 5000N/m3. Hai vật đó được nối với nhau bằng một dây mảnh, không đàn hồi dài l = 40cm tại tâm của mỗi mặt trong hai vật A, B đó. Thả hệ hai vật đó vào trong nước đứng yên có độ sâu khá lớn. Hình H.1
1. Chứng minh rằng khi hệ hai vật cân bằng trong nước thì vật B nhô ra khỏi mặt nước một đoạn h. Tính h.
2. Tính công cần thiết để kéo lên đều hệ hai vật ra khỏi mặt nước.
Nước có trọng lượng riêng do = 10000N/m3. Bỏ qua ma sát giữa các vật và nước.
Bài 3
xy : trục chính của thấu kính hội tụ (L) đặt cố định với quang tâm O và tiêu cự là OF. Vật phẳng nhỏ AB đặt ở trên xy và vuông góc với xy như hình H.2. Trước vật AB đặt gương phẳng (G) (mặt phẳn xạ hướng về thấu kính).
Hãy xác định vị trí đặt vật AB, vị trí đặt gương và góc hợp bởi gương (G) và xy góc (α) để vật AB qua hệ thống thấu kính, gương phẳng cho hai ảnh cuối cùng có đặc điểm sau :
- Một ảnh có độ lớn bằng vật AB.
- Một ảnh trùng với trục chính xy.
Ghi chú giải bài toán bằng lập luận và bằng vẽ hình minh họa.
Bài 4
Cho mạch điện như hình vẽ H.3. Nguồn điện có hiệu điện thế UAB = 12V không đổi, các điện trở R3 = 8Ω, R4 = 6Ω, RMN = 20Ω, hai bóng đèn Đ1(3V – 1,5W), Đ2(6V – 6W), RV = ∞,
1. Lập biểu thức tính điện trở tương đương của đọan mạch AB khi con chạy C ở vị trí trên MN mà RMC = x.
2. Điều chỉnh con chạy C trên MN đến vị trí mà công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB đạt cực tiểu. Xác định vị trí con chạy C lúc này. Tính công suất cực tiểu đó và vôn kế lúc đó chỉ bao nhiêu ?
3. Biết rằng các bóng đèn bị cháy (đứt dây tóc) khi hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn vượt hiệu điện thế định mức của nó là 20%. Xác định vị trí của C trên MN để các đèn không cháy.
Điện trở dây nối không đáng kể, điện trở các bóng đèn là không đổi.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Văn Chương
Dung lượng: 31,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)