Chuyên đề viết sáng kiến kinh nghiệm- văn9

Chia sẻ bởi Nguyễn Doãn Hưng | Ngày 07/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề viết sáng kiến kinh nghiệm- văn9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD &ĐT HUYỆN QUỐC OAI
TRƯỜNG THCS NGỌC LIỆP
CHUYÊN ĐỀ:
PHỔ BIẾN PHƯƠNG PHÁP
VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Doãn Hưng





PHẦN: một
MỘT SỐ YÊU CẦU CHUNG




I. QUY ĐỊNH CHUNG
Bản sáng kiến được đánh máy bằng Word, khổ giấy A4, Font Unicode, kiểu chữ Times New Roman; cỡ chữ 14, dãn dòng 1.2, lề trái:3cm, lề phải:2cm, lề trên:2cm, lề dưới: 2cm; đánh số trang/ tổng số trang, căn giữa.
Không ghi tên tác giả, tên đơn vị công tác, tên quận huyện trong bản SKKN.
- Bản SKKN được in, đóng quyển, bìa màu; số trang tối đa 30 trang.

II. MẪU BÌA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TÊN ĐƠN VỊ………………..


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Yêu cầu viết ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm SKKN đề câp, độ dài không quá 30 từ)
Lĩnh vực/ Môn: Ghi lĩnh vực/ môn học theo bảng phân loại
Tên tác giả:……………………………………………
GV môn… hoặc chức vụ…..
Tài liệu kèm theo (nếu có):
Ví dụ: đĩa CD, mô hình, sản phẩm, phụ lục…

NĂM HỌC 2016 - 2017
III. PHÂN LOẠI LĨNH VỰC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THEO CẤP HỌC
(Theo phân loại dùng cho phần mềm quản lý SKKN của Sở GD&ĐT Hà Nội)

IV. CẤU TRÚC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Đặt vấn đề (hoặc mở đầu, tổng quan, một số vấn đề chung)

- Trong phần này cần nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu. Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả.

- Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ của sự vật là gì?

- Đối tượng nghiên cứu là gì?

- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.

- Chọn phương pháp nghiên cứu nào?.

Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ( thời gian nghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)

IV. CẤU TRÚC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2. Nội dung SKKN

- Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.

- Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

- Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc các biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới …) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn- Đây là phần trọng tâm của SKKN.

- (Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sáng tạo của giải pháp mới)

Kết quả thực hiện (Thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh…).

IV. CẤU TRÚC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3. Kết luận và khuyến nghị

-Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả…).

-Các đề xuất và khuyến nghị.

4. Tài liệu tham khảo (nếu có)

V. BIỂU ĐIỂM CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Điểm hình thức (01 điểm)

- Trình bày đúng qui định (Mục III.1), tên của SKKN phù hợp với nội dung trình bày; kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị).

2. Điểm nội dung (19 điểm)

a. Đặt vấn đề (2 điểm)

Nêu được rõ ràng lý do lựa chọn vấn đề để giải quyết; giới hạn phạm vi vấn đề cần giải quyết; nêu ý nghĩa của vấn đề: Vấn đề đưa ra được giải quyết có tính thực tiễn, tính phổ biến, tính thời sự,… như thế nào?

V. BIỂU ĐIỂM CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

b. Nội dung giải quyết vấn đề (15 điểm)

Đưa ra các giải pháp, biện pháp (lưu ý: các giả pháp biện pháp đưa ra phải có tính khả thi) hoặc đúc rút được những kinh nghiệm đã thực hiện mang lại hiệu quả trong giải quyết vấn đề đặt ra;

Mô tả trình bày từng giải pháp, biện pháp kinh nghiệm đã thực hiện; phân tích, so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm để chứng minh, thuyết phục về hiệu quả mà giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm mang lại trong thực tế triển khai tại cơ quan, nhà trường;

Đánh giá được hiệu quả mà các giải pháp, kinh nghiệm mang lại; ý nghĩa của nó đối với thực tiễn quản lý và giảng dạy ở cơ quan, nhà trường;

-  Chỉ rõ được tính mới, tính sáng tạo của giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm đã đúc rút từ thực tế đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lý luận về giáo dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về giáo dục và đào tạo của Nhà nước.

V. BIỂU ĐIỂM CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

c. Kết luận và khuyến nghị (2 điểm)
- Khẳng định kết quả mà SKKN mang lại;
- Nêu vắn tắt điều kiện, yêu cầu và hoàn cảnh áp dụng;
- Gợi mở những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu;
- Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan đến áp dụng và phổ biến SKKN.

VI. XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Loại A: Từ 17 điểm đến 20 điểm
Loại B: Từ 14 đến dưới 17 điểm
Loại C: Từ 10 điểm đến dưới 14 điểm
Không xếp loại: Dưới 10 điểm
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh thông qua việc dạy- học văn ở trường trung học cơ sở, ngày nay là một vấn đề hết sức thiết thực và bổ ích. Bởi vấn đề nhận thức của học sinh, đang ở độ tuổi từ 10 cho đến độ tuổi 15 rất hiếu kỳ thích khám phá những cái mới lạ, cái đổi thay trong cuộc sống và xã hội hiện đại.
Những khám phá của các em học sinh thường biểu hiện qua cách tiếp thu khác nhau. Có thể là qua các kênh hình: phim, ảnh; mạng In- tơ- nét. Hay cũng có thể qua kênh chữ như: sách, báo... Nhưng điều mà chúng ta phát hiện thấy thường nhật ở các em học sinh là những cách thức phát ngôn, hành vi ứng xử giao tiếp rất vụng về, cục cằn thiếu đi sự nhã nhặn, lịch thiệp…..

VII. MINH HỌA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

A. Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hưởng ứng cao, chủ trương của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, bắt đầu năm học 2013- 2014, đưa việc lồng ghép giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh vào bộ môn Ngữ văn trong chương trình trung học cơ sở…..
Thông qua các giờ dạy học văn, tôi thấy khả năng học sinh rất hứng thú học và đạt hiệu quả rất cao. Vì lẽ đó, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một ý kiến, để chọn viết đề tài này là: “ Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh qua hình tượng tác phẩm văn học ở bậc trung học cơ sở”.
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được mục tiêu viết đề tài này, tôi mong muốn đưa ra những cách thức để lồng ghép thích hợp, gắn với việc giảng dạy môn Ngữ văn, nhằm “ Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh qua hình tượng tác phẩm văn học ở bậc trung học cơ sở”.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Công việc trước tiên là tôi hướng vào nghiên cứu kỹ các tác phẩm văn học trong nhà trường trung học cơ sở để chủ động nắm chác về các mặt giá trị nghệ thuật và nội dung của một số tác phẩm văn học, qua các khối 6, 7, 8, 9. Bên cạnh đó, nghiên cứu kỹ các phương pháp tích cực nhất trong việc giảng dạy môn học mà không làm phá vỡ đi một giờ dạy- học văn mà vẫn đảm bảo mạch của giờ giảng bài trên lớp và chuẩn kiến thức- kỹ năng của giờ dạy môn Ngữ văn. Đồng thời vẫn lồng ghép
một cách khoa học có hệ thống lô gích và hiệu quả cao để “ Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh qua hình tượng tác phẩm văn học ở bậc trung học cơ sở”.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trọng tâm của đề tài này, tôi sẽ hướng tới đối tượng là học sinh các khối: 6, 7, 8, 9 trong nhà trường THCS Ngọc Liệp

V. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM

Do xuất phát từ đối tượng là học sinh con em nông thôn vốn thuần túy, ít va chạm với những cái mới, cái đổi thay của xã hội hiện đại nói chung và lối sống của đô thị hóa nói riêng. Lẽ đó, khiến các em có những biểu hiện rất “thô kệch”.Cụ thể như: ứng xử giao tiếp trong và ngoài nhà trường hay biểu hiện qua cách ăn mặc còn chưa được thanh lịch văn minh.

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào mức độ và tính thực tiễn của đề tài, bản thân tôi sẽ vận dụng các phương pháp sau để khai triển trong đề tài này, cụ thể như sau:
1. Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ đồng nghiệp, trong tổ văn sử, để nắm bắt mức độ tiếp thu của học sinh qua từng tiết học.
2. Phương pháp khỏa sát bằng phiếu thăm dò qua những buổi học ngoại khóa hay tiết học học động ngoài giờ lên lớp để nắm bắt kỹ năng sống và cách giao tiếp ứng sử của học sinh.
3. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khỏa; văn bản ngành giáo dục, sách báo và các tin thời sự hay qua mạng In-tơ-nét.
4. Phương pháp dạy học phát huy tích cực chủ động của học sinh.
5. Phương pháp lấy thực nghiệm qua việc giảng dạy văn học ở trên lớp qua các tác phẩm văn chương ở các khối lớp, đẻ lồng ghép giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh qua hình tượng tác phẩm văn học.
6. Phương pháp so sánh đối chứng giữa giờ dạy văn thông thường đối với một giờ giảng văn có lồng ghép nếp sống thanh lịch văn minh vào bài giảng, để đánh giá mức độ học và tiếp thu của học sinh.
VII. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi
Nghiên cứu trong phạm vi học sinh của các khối 6,7,8,9 của trường Trung học cơ sở Ngọc Liệp huyện Quốc Oai, để áp dụng nghiên cứu trong đề tài này.
2.Kế hoạch nghiên cứu
Thực hiện đúng theo kế hoạch của cá nhân đã đăng ký chiến sỹ thi đua cấp cơ sở với ban chấp hành công đoàn trưởng. Bản thân xin được xây dựng kế hoạch nghiên cứu đề tài cụ thể sau:
Tháng 9-10: + Điều tra những vấn đề cơ bản đối với học sinh các khối ,6,7,8,9
+ Nắm bắt tình hình học tập bộ môn Ngữ văn
+ Sưu tầm tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Tháng 11,12-01: + Thực hiện áp dụng viết đề tài nghiên cứu
Tháng 02: + Kiểm tra kết quả thực hiện đề tài, so sánh với kết quả khảo sát đầu năm.
Tháng 03-04: + Tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu.
+ Thực hiện kế hoạch giảng dạy trên đối tượng học sinh các khối.
Tháng 05: + Kiểm tra kết quả thực hiện đề tài. Rút kinh nghiệm.
+ Hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
B. Phần hai: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. VAI TRÒ CỦA MÔN NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG
Môn Ngữ văn trong nhà trường có vai trò hết sức đặc biệt, ngoài việc giúp các em bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp thì việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và các kỹ năng sống về nét đẹp thanh lịch văn minh cho học sinh là một vấn đề thiết thực nhất cho các em.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh thông qua các giờ giảng Ngữ văn trong chương trình học ở cấp Trung học cơ sở là một chủ trương đúng đắn, có tính hiệu quả cao. Bởi vì phát huy thêm được vai trò to lớn, trong viếc giáo dục hình thành nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh bậc Trung học cơ sở ….

III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thực trạng của vấn đề, tôi đã lên kế hoạch khảo sát kết quả học tập của học sinh.
* Kết quả tôi thu được như sau:
VI. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những lợi thế của bộ môn Ngữ văn trong chương trình THCS, gắn với việc lồng ghép, giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh
Môn học Ngữ văn trong chương trình THCS có một vị trí ưu thế đặc biệt trong việc giảng dạy và giáo dục con người. Nhờ vào đặc trưng của môn học như: kênh hình, kênh chữ và hệ thống các nhân vật thông qua thông qua tác phẩm văn học, được lĩnh hội trong chương trình. Chúng ta có thể khéo léo lồng ghép tính hợp thanh lịch văn minh để giáo dục cho học sinh biết cách ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống trong cuộc sống.
2. Các giải pháp cụ thể thông qua từng tiết dạy – học môn Ngữ văn, gắn với việc lồng ghép giáo dục học sinh nếp sống thanh lịch văn minh

Đối tượng áp dụng ở lớp 6

Đây là học sinh lớp 6, do mới bước vào lớp học đầu cấp của THCS nên còn rất nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm. Các em vừa phải làm quen với cấp học mới- môi trường mới. Đặc biệt cách học cũng hoàn toàn khác biệt với cấp học Tiểu học. Các em khi tiếp cận với cấp THCS, sẽ được làm quen với nhiều môn học và nhiều thầy, cô giáo gắn với mỗi môn học.
a1. Lồng ghép giáo dục thanh lịch văn minh, qua văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” – Ngữ Văn 6 tập II
* Xác định mục tiêu bài học
Qua văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, cần thấy được “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn ” là xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, đất nước đã nêu lên một số vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
* Cách tiếp cận văn bản
* Giải pháp lồng ghép, giáo dục học sinh biết cách ứng xử với thiên nhiên và môi trường
Từ những mặt biểu hiện trên, tôi sẽ định hướng cách lồng ghép cho học sinh biết cách ứng xử thân thiện với thiên nhiên và môi trường.
Cụ thể qua hai hướng:
-Hướng 1: Thông qua kênh hình để minh họa cho các em học sinh nhận thức sâu sắc thêm về môi trường và thiên nhiên.
Ảnh:1- Cảnh đoàn tàu nhả khói chạy qua và hàng ngàn con trâu rừng bị chết
Ảnh:2- Cảnh giết voi để lấy ngà Ảnh: 3- Cảnh chăm sóc động vật hoang dã
- Hướng 2: Thông qua kênh chữ để dẫn tới hành động có ích cho học sinh
Các em sẽ gửi tới một thông điệp, hãy đối xử với động vật hoang dã như một người bạn, để chúng sống và thích nghi một cách tự nhiên. Đồng thời, mỗi học sinh chúng ta, cần có một thái độ, ứng xử thân thiện hơn với môi trường và thiên nhiên.
- Thông qua những hình ảnh trên, tôi sẽ giáo dục các em học sinh phải biết trân trọng tài nguyên thiên nhiên môi trường. Bởi bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Ảnh:4- Cảnh chặt phá rừng. Ảnh:5-Đoàn viên trồng cây xanh.
a2. Mục đích việc lồng ghép thông qua văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
Trước tiên, tôi nhận thấy đây là việc làm có tính song phương. Nghĩa là cả Thầy và trò đều phải có một thái độ biết ứng xử thân thiện với môi trường và thiên nhiên.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ cho hôm nay mà còn cho cả ngày mai.
Mục đích của việc lồng ghép là để xây dựng một môi trường “xanh, sạch, đẹp” và một xã hội trong xanh.
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Sau khi nghiên cứu xong đề tài và đưa vào ứng dụng tôi nhận thấy học sinh yêu thích học bộ môn ngữ văn hơn.
- Nhận thấy học sinh có nhiều thay đổi trong cách ứng xử, lối sống văn hóa nơi học đường được cải thiện rõ rệt.
* Kết quả tôi thu được ở cuối năm như sau:
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
a.Đối với phụ huynh
b.Đối với nhà trường
. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngày 10 /05 /2015
Người viết
Tác giả
* Tôi cam kết sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự làm,
chưa từng xem và sao chép của bất kỳ ai.
Xác nhận của hiệu trưởng
CHÀO TẠM BIỆT
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Doãn Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)