Chuyên đề VHVN 30 - 45
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hải |
Ngày 12/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề VHVN 30 - 45 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Văn học Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám
------------------------------------------------
Phần mở đầu
1/ Cơ sở lí luận:
Văn học Việt nam là một quá trình phát triển liên tục có tính kế thừa và phát huy cao độ. Tuy mỗi thời kì có một đặc trưng riêng biệt song vẫn có những giá trị mang tính truyền thống. Việc nắm vững từng giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với giai đoạn đó mà còn là cơ sở để nắm vững các giai đoạn trước và sau nó. Thời kì 45 năm đầu thế kỉ XX là vô cùng quan trọng vì nó có nhiều biến động lịch sử quyết định sự phát triển của dân tộc, vì thế văn học cũng vô cùng đa dạng, phong phú và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Thế nhưng trong chương trình THCS lại chỉ dành cho giai đoạn này một lượng thời gian không nhiều và nội dung còn hạn hẹp, việc tìm hiểu sâu hơn hoàn cảnh lịch sử, các giá trị nổi bật về nội dung, nghệ thuật có phần quá sơ lược, thiếu cơ sở. Với các em, nhất là với học sinh giỏi càng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh ra đời, những đặc trưng cơ bản...để tìm hiểu sâu sắc giá trị cũng như nét đặc thù mỗi tác phẩm, trong mỗi trào lưu; vì vậy chuyên đề này sẽ phần nào giúp các em, các thầy có kiến thức đầy đủ toàn diện hơn về giai đoạn văn học quan trọng này.
3/ Mục đích của đề tài:
Nhằm hiểu rõ hơn hoàn cảnh lịch sử, nắm được đặc trưng chủ yếu của mỗi trào lưu, nắm được những giá trị chủ yếu về nội dung, nghệ thuật của trào lưu, của từng tác giả, vận dụng vào một số đề văn cụ thể để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
4/ Phạm vi nghiên cứu:
Văn học VN giai đoạn từ đầu TKXX đến 1945. Tập trung chủ yếu vào 3 tào lưu chính là Văn học Lãng mạn (thơ mới), Văn học HT PP, Văn học yêu nước và cách mạng; Trong mỗi trào lươ chỉ tập trung làm rõ hoàn cảnh ra đời, đặc trưng, giá trị chủ yếu và một số đề văn tham khảo.
5/ Phương pháp nghiên cứu:
Dùng phương pháp thống kê, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu và luyện tập.
Phần nội dung đề tài:
A- Những đặc điểm chung:
I/ Hoàn cảnh lịch sử:
- Các cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp xâm lược của các sĩ phu yêu nước theo tư tưởng phong kiến dần thất bại, ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ngày càng hà khắc, tàn bạo hơn, nhất là từ khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai bắt đầu.
Xã hội Việt Nam bị phân hoá ngày càng sâu sắc, đô thị phát triển nhanh, lớp công chúng thành thị đông lên, tràn ngập lối sống nửa tây nửa ta, nông dân bị bần cùng hoá đến thê thảm, giai cấp công nhân trưởng thành và phát triển nhanh chóng, các tầng lớp trung gian như trí thức, tiểu tư sản thành thị phát triển mạnh; mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc
từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám
------------------------------------------------
Phần mở đầu
1/ Cơ sở lí luận:
Văn học Việt nam là một quá trình phát triển liên tục có tính kế thừa và phát huy cao độ. Tuy mỗi thời kì có một đặc trưng riêng biệt song vẫn có những giá trị mang tính truyền thống. Việc nắm vững từng giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với giai đoạn đó mà còn là cơ sở để nắm vững các giai đoạn trước và sau nó. Thời kì 45 năm đầu thế kỉ XX là vô cùng quan trọng vì nó có nhiều biến động lịch sử quyết định sự phát triển của dân tộc, vì thế văn học cũng vô cùng đa dạng, phong phú và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Thế nhưng trong chương trình THCS lại chỉ dành cho giai đoạn này một lượng thời gian không nhiều và nội dung còn hạn hẹp, việc tìm hiểu sâu hơn hoàn cảnh lịch sử, các giá trị nổi bật về nội dung, nghệ thuật có phần quá sơ lược, thiếu cơ sở. Với các em, nhất là với học sinh giỏi càng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh ra đời, những đặc trưng cơ bản...để tìm hiểu sâu sắc giá trị cũng như nét đặc thù mỗi tác phẩm, trong mỗi trào lưu; vì vậy chuyên đề này sẽ phần nào giúp các em, các thầy có kiến thức đầy đủ toàn diện hơn về giai đoạn văn học quan trọng này.
3/ Mục đích của đề tài:
Nhằm hiểu rõ hơn hoàn cảnh lịch sử, nắm được đặc trưng chủ yếu của mỗi trào lưu, nắm được những giá trị chủ yếu về nội dung, nghệ thuật của trào lưu, của từng tác giả, vận dụng vào một số đề văn cụ thể để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
4/ Phạm vi nghiên cứu:
Văn học VN giai đoạn từ đầu TKXX đến 1945. Tập trung chủ yếu vào 3 tào lưu chính là Văn học Lãng mạn (thơ mới), Văn học HT PP, Văn học yêu nước và cách mạng; Trong mỗi trào lươ chỉ tập trung làm rõ hoàn cảnh ra đời, đặc trưng, giá trị chủ yếu và một số đề văn tham khảo.
5/ Phương pháp nghiên cứu:
Dùng phương pháp thống kê, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu và luyện tập.
Phần nội dung đề tài:
A- Những đặc điểm chung:
I/ Hoàn cảnh lịch sử:
- Các cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp xâm lược của các sĩ phu yêu nước theo tư tưởng phong kiến dần thất bại, ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ngày càng hà khắc, tàn bạo hơn, nhất là từ khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai bắt đầu.
Xã hội Việt Nam bị phân hoá ngày càng sâu sắc, đô thị phát triển nhanh, lớp công chúng thành thị đông lên, tràn ngập lối sống nửa tây nửa ta, nông dân bị bần cùng hoá đến thê thảm, giai cấp công nhân trưởng thành và phát triển nhanh chóng, các tầng lớp trung gian như trí thức, tiểu tư sản thành thị phát triển mạnh; mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hải
Dung lượng: 76,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)