Chuyên đề vật lý 9
Chia sẻ bởi Võ Văn Phương |
Ngày 16/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề vật lý 9 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ:
TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG THIỀT BỊ DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ THCS.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:
PGD HUYỆN VĨNH CỬU, ĐỒNG NAI.
V
ật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Các khái niệm, định luật, thuyết Vật lí đều xây dựng trên cơ sở khảo sát, phân tích các hiện tượng và được kiểm tra bằng thực nghiệm. Sử dụng các thiết bị dạy học (TBDH) và thực hành thí nghiệm (THTN) Vật lí trong dạy và học trở nên một hoạt động quan trọng trong việc đào tạo, phát triển các năng lực tư duy, năng lực hành động cho học sinh (HS) và những ứng dụng của nó trong thực tiễn. Những vấn đề chủ yếu về nội dung, phương pháp, kỹ thuật và phương tiện tiến hành thực nghiệm đã và đang rất cần thiết cho người giáo viên (GV) giảng dạy Vật lí.
I. VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÍ BẬC THCS :
1. Các TBDH là công cụ hữu hiệu giúp HS trực quan, dễ nắm bắt nội dung kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục những khó khăn do sự suy diễn trừu tượng.
2. THTN giúp HS làm quen sử dụng các thiết bị thí nghiệm Vật lí, là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế. Thông qua THTN, xây dựng được những nội dung kiến thức (khái niệm, định luật, quy tắc, …) cụ thể về sự vật, hiện tượng mà không có lời lẽ nào có thể mô tả đầy đủ được
3. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin (CNTT) và các thiết bị trình chiếu, nhiều nội dung kiến thức Vật lí càng được làm rõ, giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn: Mô tả các khái niệm trừu tượng; mô phỏng các thí nghiệm không thể thực hiện với trang thiết bị hiện nay; xem phim, hình ảnh, … mà bình thường không thể thực hiện trên lớp; kiểm tra kiến thức HS thông qua các trò chơi.
II. NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI DẠY HỌC ĐỐI VỚI BỘ MÔN VẬT LÍ THCS :
Thống kê chương trình Vật lí THCS :
KHỐI LỚP
6
7
8
9
GHI CHÚ
Số tiết/ tuần
1
1
1
2
Tổng số tiết
35
35
35
70
Số tiết có sử dụng thiết bị dạy học và thí nghiệm
25
22
15
40
Số tiết thực hành
2
3
1
7
2. Yêu cầu về nội dung chương trình Vật lí THCS
Theo chương trình Vật lí THCS, thời lượng giảng dạy có sử dụng TBDH và THTN là khá lớn, không thể thiếu được để học sinh lĩnh hội được trọn vẹn kiến thức của chương trình
- Ở các lớp 6, 7 : Mức độ nội dung chương trình là khảo sát định tính các hiện tượng, thuộc tính và quá trình Vật lí của tự nhiên, đời sống và kỹ thuật gần gủi với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Các kết luận hầu hết có thể do học sinh tự lực rút ra trên cơ sở quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng, kết hợp với những suy luận đơn giản
- Ở các lớp 8,9: Vì khả năng tư duy của học sinh đã phát triển, học sinh đã có một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng Vật lí ở xung quanh, ít nhiều có thói quen hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ của việc học tập Vật lí. Vốn kiến thức toán học cũng đã được nâng cao thêm một bước, do đó việc học tập môn Vật lí ở các lớp này có những mục tiêu cao hơn lớp 6, 7. Đó là những yêu cầu về khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu đã thu thập được; khả năng tư duy trừu tượng, khái quát trong xử lý các thông tin để hình thành khái niệm , rút ra các qui tắc, quy luật và định luật của Vật lí. Đó là những yêu cầu về khả năng quy nạp và diễn dịch để đề xuất các giả thuyết, rút ra các hệ quả có thể kiểm tra, xây dựng các phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết hoặc hệ quả của nó. Đó là những yêu cầu về khả năng phát hiện các mối quan hệ định lượng đối với một đại lượng Vật lí, đối với các đại lượng trong một định luật Vật lí.
Nội dung các bài thực hành là tương đối phù hợp với trình độ học sinh, các bài thực hành chủ yếu cho học sinh nghiệm lại các kết quả bằng thực nghiệm so với lý thuyết; số lượng các bài thực hành tăng dần theo trình độ hiểu biết và nhận thức của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn
TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG THIỀT BỊ DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ THCS.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:
PGD HUYỆN VĨNH CỬU, ĐỒNG NAI.
V
ật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Các khái niệm, định luật, thuyết Vật lí đều xây dựng trên cơ sở khảo sát, phân tích các hiện tượng và được kiểm tra bằng thực nghiệm. Sử dụng các thiết bị dạy học (TBDH) và thực hành thí nghiệm (THTN) Vật lí trong dạy và học trở nên một hoạt động quan trọng trong việc đào tạo, phát triển các năng lực tư duy, năng lực hành động cho học sinh (HS) và những ứng dụng của nó trong thực tiễn. Những vấn đề chủ yếu về nội dung, phương pháp, kỹ thuật và phương tiện tiến hành thực nghiệm đã và đang rất cần thiết cho người giáo viên (GV) giảng dạy Vật lí.
I. VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÍ BẬC THCS :
1. Các TBDH là công cụ hữu hiệu giúp HS trực quan, dễ nắm bắt nội dung kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục những khó khăn do sự suy diễn trừu tượng.
2. THTN giúp HS làm quen sử dụng các thiết bị thí nghiệm Vật lí, là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế. Thông qua THTN, xây dựng được những nội dung kiến thức (khái niệm, định luật, quy tắc, …) cụ thể về sự vật, hiện tượng mà không có lời lẽ nào có thể mô tả đầy đủ được
3. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin (CNTT) và các thiết bị trình chiếu, nhiều nội dung kiến thức Vật lí càng được làm rõ, giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn: Mô tả các khái niệm trừu tượng; mô phỏng các thí nghiệm không thể thực hiện với trang thiết bị hiện nay; xem phim, hình ảnh, … mà bình thường không thể thực hiện trên lớp; kiểm tra kiến thức HS thông qua các trò chơi.
II. NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI DẠY HỌC ĐỐI VỚI BỘ MÔN VẬT LÍ THCS :
Thống kê chương trình Vật lí THCS :
KHỐI LỚP
6
7
8
9
GHI CHÚ
Số tiết/ tuần
1
1
1
2
Tổng số tiết
35
35
35
70
Số tiết có sử dụng thiết bị dạy học và thí nghiệm
25
22
15
40
Số tiết thực hành
2
3
1
7
2. Yêu cầu về nội dung chương trình Vật lí THCS
Theo chương trình Vật lí THCS, thời lượng giảng dạy có sử dụng TBDH và THTN là khá lớn, không thể thiếu được để học sinh lĩnh hội được trọn vẹn kiến thức của chương trình
- Ở các lớp 6, 7 : Mức độ nội dung chương trình là khảo sát định tính các hiện tượng, thuộc tính và quá trình Vật lí của tự nhiên, đời sống và kỹ thuật gần gủi với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Các kết luận hầu hết có thể do học sinh tự lực rút ra trên cơ sở quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng, kết hợp với những suy luận đơn giản
- Ở các lớp 8,9: Vì khả năng tư duy của học sinh đã phát triển, học sinh đã có một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng Vật lí ở xung quanh, ít nhiều có thói quen hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ của việc học tập Vật lí. Vốn kiến thức toán học cũng đã được nâng cao thêm một bước, do đó việc học tập môn Vật lí ở các lớp này có những mục tiêu cao hơn lớp 6, 7. Đó là những yêu cầu về khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu đã thu thập được; khả năng tư duy trừu tượng, khái quát trong xử lý các thông tin để hình thành khái niệm , rút ra các qui tắc, quy luật và định luật của Vật lí. Đó là những yêu cầu về khả năng quy nạp và diễn dịch để đề xuất các giả thuyết, rút ra các hệ quả có thể kiểm tra, xây dựng các phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết hoặc hệ quả của nó. Đó là những yêu cầu về khả năng phát hiện các mối quan hệ định lượng đối với một đại lượng Vật lí, đối với các đại lượng trong một định luật Vật lí.
Nội dung các bài thực hành là tương đối phù hợp với trình độ học sinh, các bài thực hành chủ yếu cho học sinh nghiệm lại các kết quả bằng thực nghiệm so với lý thuyết; số lượng các bài thực hành tăng dần theo trình độ hiểu biết và nhận thức của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Văn Phương
Dung lượng: 1,48MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)