Chuyen-de-VAT_LY

Chia sẻ bởi Trịnh Giang Nam | Ngày 27/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Chuyen-de-VAT_LY thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáo về tham dự
Người thực hiện: Trịnh Giang Nam Tổ: Vật lý - Công nghệ
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
Nội dung:
THAY THẾ "ĐỌC - CHÉP" BẰNG CÁCH
HỌC SINH TỰ GHI BÀI TRONG DẠY VÀ HỌC
MÔN VẬT LÍ
I. Lí do chọn chuyên đề:
Với những phát triển mạnh mẽ của xã hội trong thời kì mới, nội dung và phương pháp dạy học cũng có những sự thay đổi tích cực nhằm giáo dục và đào tạo ra con người có đủ năng lực phục vụ cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nội dung giáo dục được từng bước được cải cách và được cụ thể hoá bằng việc thay đổi sách giáo khoa trong những năm gần đây. Song song với việc cải cách nội dung và sắp xếp trình tự kiến thức, phương pháp dạy học cũng có nhiều thay đổi đáng kể.
Theo đó, dạy học trong thời kì mới phải phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, người dạy chỉ đóng vai trò "hướng dẫn và điều khiển" hoạt động học tập của người học sao cho đúng với nội dung bài học và góp phần vào việc quyết định kết quả của bài học, tiết học.
Nhưng thực tế vẫn còn tình trạng thầy đọc - trò chép! Tại sao?
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
Có hai lí do cơ bản dẫn đến thực tế này. Thứ nhất (Là lí do chủ quan) người dạy còn có thói quen đọc cho học sinh ghi, nên thường thì trong mỗi tiết học, chỉ cần học sinh gặp một chút khó khăn trong học tập thì ngay lập tức giáo viên đọc cho học sinh chép; Thứ hai (Là lí do khách quan đối với giáo viên) là nhiều lớp, nhiều học sinh đã có thói quen được giáo viên đọc cho chép từ khi còn học cấp I. Mặt khác, cũng phải thừa nhận là có nhiều học sinh năng lực học tập có chủ động, sáng tạo chưa tốt nên không tự học tập, tự ghi chép được.
Vì vậy tôi chọn tên đề tài là "thay thế "đọc - chép" bằng cách học sinh tự ghi bài trong dạy và học môn vật lí " làm nội dung của chuyên đề này.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
2. N?u c?n thay đổi thì nên thay đổi với đối tượng nào ? (Lớp 6, 7, 8, 9, Lớp có học sinh có học lực yếu, kém .)
1. Có nên thay đổi phương pháp đọc chép hay không ?
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
II. Cách thay thế phương pháp đọc chép bằng phương pháp mới:
a. Tiết 1:
- Giành khoảng 15 đến 20 phút để hướng dẫn cách học tập mới, cách sử dụng sách giáo khoa và những yêu cầu riêng của giáo viên trong tiết học như: Nhất thiết phải xem trước bài mới, chuẩn bị bài ở nhà, làm trước những thí nghiệm có thể. Chia nhóm học sinh trong đó có bầu nhóm trưởng ( Là học sinh thường có trách nhiệm nêu lên bằng lời kết quả làm việc hoặc kết quả thảo luận của nhóm mình) và ấn định nhóm trong suốt tất cả các tiết học.
- Các yêu cầu mới đặt ra cụ thể là:
+ Giáo viên hạn chế tới mức tối đa việc đọc cho học sinh chép. Cần thông báo cho học sinh biết rằng, từ nay, giáo viên chỉ trả lời, chỉ đọc những nội dung học sinh không thể làm được, những thông tin có tính mở rộng ở mức cao mà trong một tiết học học sinh chưa đủ thời gian để tìm hiểu và lĩnh hội hoặc chỉ giúp học sinh trong việc gợi ý cách giải một bài tập và cách trả lời một câu hỏi khó,
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
+ Học sinh phải tuân thủ nghiêm túc và nhiệt tình các yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên. Ví dụ: Khi giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa thì tất cả các học sinh phải đọc. Hoặc khi giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về một vấn đề nào đó thì tất cả các học sinh phải tham gia làm việc theo nhóm và thể hiện ý kiến của mình. Giáo viên phải làm sao cho việc thảo luận của mỗi nhóm dần trở thành sự ganh đua giữa các nhóm trong việc đưa ra câu trả lời nhanh và chính xác nhất.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
Với các yêu cầu này, giáo viên từng bước hướng học sinh chú tâm vào hoạt động học tập, hạn chế được mức tối đa những học sinh có thói quen nói chuyện riêng hoặc làm việc riêng trong tiết học. Tuy nhiên, để tránh tình trạng một số học sinh chây lười, có ý " dồn công việc" cho nhóm trưởng thì giáo viên cũng cần thường xuyên nêu câu hỏi hoặc yêu cầu nhiều học sinh khác nhau trả lời hoặc đọc lại những gì mình ghi được. Làm như vậy vừa có tác dụng răn đe vừa điều chỉnh được ý thức học tập và lao động của học sinh.
- Trong việc sử dụng sách giáo khoa:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh học tập bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Phải làm sao cho học sinh biết biến sách giáo khoa thành một công cụ tích cực, nhanh chóng và chính xác trong học tập.
Ví dụ: Các câu hỏi cần điền vào chỗ trống thì giáo viên hướng dẫn học sinh không cần ghi lại toàn bộ nội dung từ sách giáo khoa vào vở mà có thể điền khuyết vào chỗ trống bằng bút chì hoặc chỉ ghi từ điền khuyết vào vở.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
Ngoài ra, học sinh cũng có thể không cần ghi mớm từ trong quá trình trả lời câu hỏi vào vở nhưng cần hướng dẫn học sinh khi học bài phải biết kết hợp linh hoạt, hài hoà và chính xác giữa vở ghi và sách giáo khoa. Làm như vậy vừa tiết kiệm được thời gian cho tiết học vừa tự yêu cầu học sinh cần thiết phải xem lại sách giáo khoa trong quá trình học bài cũ. Điều này cúng đồng nghĩa rằng, với mỗi bài học thì học sinh xem được ít nhất 3 lần: 1 lần chuẩn bị bài mới; 1 lần trong giờ học và 1 lần trong thời gian học bài cũ.
Tóm lại, trong 15 phút đầu tiên của tiết 1 của quá trình nghiên cứu và triển khai phương pháp học mới, chúng ta cần đầu tư cho việc ổn định tổ chức lớp học, hướng dẫn học sinh học tập và yêu cầu học sinh tự học tập, tự làm việc là chính, tự cùng nhau trả lời câu hỏi và tự ghi lại những gì mình vừa tiếp thu được.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
b. Tiết 2:
Từng bước hoàn thiên các yêu cầu và hướng dẫn ở tiết 1. Trong tiết 2, tôi chú trọng hướng dẫn học sinh cách trả lời các câu hỏi bằng lời và cách ghi câu trả lời vào vở học. Đây là khoảng thời gian khó khăn của học sinh vì các em phải bắt đầu làm việc theo cách mới. Vì vậy, giáo viên cần trợ giúp học sinh, đặc biệt nên động viên các em, làm sao cho các em cảm thấy bớt khó khăn, không chán nản mà tích cực tham gia hoạt động và có được cảm giác hứng thú khi tự mình làm những việc có liên quan đến nội dung bài học. Thay vì khẳng định: "Bạn A trả lời đúng rồi! Mời các em ghi câu trả lời vào vở!" thì giáo viên có thể nhắc lại câu trả lời chính xác nhất. Yêu cầu học sinh trong khi giáo viên nhắc lại thì chưa vội ghi. Sau khi giáo viên nhắc xong thì yêu cầu học sinh ghi vào vở. Sau một vài câu trả lời học sinh đã ghi, giáo viên nên gọi một vài học sinh đọc lại những gì các em ghi được. Bằng cách này, giáo viên có thể sửa lại câu trả lời ( nếu các em trả lời sai) hoặc khen ngợi nhằm khích lệ tinh thần và khả năng học tập của các em.
Nói khác đi, tiết học này có tác dụng làm cho các em có lòng tin vào tính ưu việt và hiệu quả của phương pháp mới mang lại.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
c. Tiết 3 + tiết 4 + tiết 5:
Tiếp tục thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn ban đầu. Nhưng từ tiết 3 trở đi, giáo viên giảm dần lượng thông tin có tính chất lặp lại mà cần chú ý và rèn luyện cho học sinh lắng nghe thông tin từ bạn mình bằng cách tăng dần khẳng định: " Bạn A trả lời đúng rồi! Mời các em ghi câu trả lời (của C4) vào vở!". Vì có một thực tế là giáo viên thường nói to và rõ hơn học sinh. Vì vậy, nếu tất cả các thông tin đều được giáo viên đọc lên, nhắc lại thì học sinh dễ dàng nghe được. Như vậy, nếu giáo viên thường xuyên nhắc lại thì học sinh chỉ nghe được theo cách hấp thụ đơn thuần mà gần như không có sự suy luận và tư duy lôgic xảy ra trong đầu các em. Còn nếu có phương pháp bắt buộc học sinh phải nghe câu trả lời của học sinh khác thì các em phải chú ý hơn, trật tự hơn để nghe bạn nói và thường thì như vậy, sự băn khoăn, phản đối hay đồng tình trong học sinh diễn ra nhanh và đồng loạt hơn.
Trong cách học tập này còn có 1 ý nghĩa nữa có lẽ là đơn giản nhưng cũng gần như quan trọng nhất. Đó là: Học sinh có chú ý đọc, chú ý nghe và hiểu bài thì mới ghi được. Nhờ đó, giáo viên cũng dễ dàng biết được năng lực học tập của học sinh bằng cách kiểm tra vở ghi của các em.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
d. Tiết 6 + tiết 7:
Về phần lí thuyết, lúc này học sinh cũng đã nắm khá vững cách thức thực hiện. Vì vậy, trong thời gian này giáo viên chỉ cần duy trì những yêu cầu và kết quả trước đó và tập trung vào việc tập cách sử dụng đồ dùng học tập và thí nghiệm độc lập của học sinh.
Giữa tiết thứ 5 và tiết thứ 6, giáo viên có thể tập trung 1 buổi mời nhóm trưởng học tập của các nhóm đến phòng thiết bị của nhà trường và tập huấn cho các em sử dụng một số đồ dùng dạy học, dụng cụ thí nghiệm hoặc cách bố trí, tiến hành những thí nghiệm khó. Tôi nhận thức được rằng, đội ngũ học sinh này sẽ là "trợ lí" đắc lực và hiệu quả nhất cho giáo viên trong hoạt động dạy và học trên lớp. Nhưng để tránh tình trạng học trước, biết trước, tôi chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu và hướng dẫn sử dụng là chính mà không chú trọng vào hiện tượng gì sẽ xảy ra và giải thích hiện tượng đó như thế nào.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
e. Tiết 8:
Tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập cũng như hiệu quả của phương pháp mới.
Thực ra, viếc kiểm tra kết quả của phương pháp này đã có thể thực hiện từ tiết 2, 3 trở đi vì trong mỗi tiết học còn có phần kiểm tra bài cũ. Nhưng nếu muốn thay đổi phương pháp mang tính lâu dài, hệ thống và khoa học thì giáo viên nên tính toán sao cho tiết thứ 8 là tiết thực hành, tiết kiểm tra 1 tiết nhưng cũng có thể kiểm tra 15 phút nếu cần thì sự thể hiện kết quả học tập của học sinh sẽ rõ ràng và cụ thể hơn.
Với hai phương pháp dạy học khác nhau tôi đều thực hiện thử nghiệm trong 8 tuần với tất cả khả năng của mình và mục tiêu bảo đảm chất lượng học tập của học sinh ở mức tốt nhất có thể. Đến tiết thứ 8, kết hợp cả 3 hình thức kiểm tra cơ bản trên tôi đã có được kết quả trong việc thử nghiệm. Về cơ bản, kết quả học tập của học sinh sau hai phương pháp nêu trên có hình thức biểu hiện và mức độ biểu hiện khác nhau. Kết hợp các biện pháp phân tích - tổng hợp, trên cơ sở các đòi hỏi của thực tế. tôi rút ra vài điều như sau:
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
Phim minh hoạ 2
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
Phim minh hoạ 1
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
1. Theo các đồng chí, cách học sinh tự ghi có thể có lợi gì ?
2. Các đồng chí hãy góp ý cho cách làm vừa nêu trên 1
III. Kết quả nghiên cứu:
1. Đối với phương pháp đọc - chép:
a. Với việc kiểm tra bài cũ và kiểm tra 15 phút (Kiểm tra thường xuyên):
- Học sinh thường trả lời khá tốt các định nghĩa, khái niệm vật lí đã được ghi đầy đủ, rõ ràng nhưng lại gặp khó khăn nếu giáo viên đưa ra một câu hỏi có tính mở rộng hoặc nâng cao.
- Ở mức độ nội dung cơ bản nhất là học bài cũ thì sự khác biệt giữa học sinh khá - giỏi với học sinh trung bình - yếu là không rõ ràng. Sở dĩ như vậy vì chỉ cần học sinh học thuộc lòng những gì giáo viên đã đọc cho chép là được.
- Vở ghi của học sinh không thể hiện được tính tư duy, không bao gồm sự sáng tạo hay cái mới, cái riêng của các em.
- Học sinh gặp nhiều khó khăn khi giáo viên yêu cầu thực hiện bất kì một thao tác thí nghiệm nào đó.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
b. Với kiểm tra 1 tiết ( Kiểm tra định kì):
- Học sinh thường chỉ làm tốt những nội dung có sẵn trong vở ghi. Rất ít học sinh trả lời được các câu hỏi hay giải được những bài tập mang tính mở rộng hoặc nâng cao.
- Học sinh có thói quen được giúp đỡ nên hay nảy sinh tính ỷ lại, dựa dẫm. Vì vậy, tình trạng học sinh nhìn bài, chép bài của bạn diễn ra khá phổ biến. Bài làm của các em thường "khô", thường đi theo một "mô-típ" có sẵn nào đó mà thiếu tính sáng tạo hay đột phá trong phương pháp thực hiện.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
2. Đối với phương pháp mới:
a. Kết quả kiểm tra thường xuyên:
- Cách trả lời của học sinh thường mang tính sáng tạo cao. Có thể, các em không trả lời rập khuôn một vấn đề nào đó nhưng vẫn bảo đảm nội dung cần thiết.
- Vì trong quá trình học tập, giáo viên đã đề cao tính chủ động và sáng tạo nên học sinh trường trả lời rất tốt các câu hỏi có tính mở rộng hoặc nâng cao, kể cả những câu hỏi liên quan mật thiết với nội dung bài học và những câu hỏi có liên quan dù khá xa với nội dung bài học. Vì vậy, giáo viên có thể hỏi nhiều các câu hỏi phụ vừa sức. Điều này rất tốt trong việc phân loại học lực của học sinh, góp phần vào việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng học sinh khá - giỏi phục vụ cho yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường trong các kì thi học sinh giỏi.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
- Khi kiểm tra vở ghi của học sinh, giáo viên sẽ nhì thấy rõ được năng lực học tập của các em. Thực tế cho thấy, những học sinh có năng lực học tập tốt thì có thể ghi bài rất tốt. Vở ghi của các em cũng thể hiện được cái mới, cái riêng của từng học sinh, phản ánh được cách nhìn nhận và tiếp thu kiến thức của các em.
- Đặc biệt: Do được tiếp xúc thường xuyên với đồ dùng và thiết bị dạy - học nên các em rất chủ động, tự tin và vững vàng khi thao tác thí nghiệm. Cũng nhờ đó, các em phát hiện ra hiện tượng Vật lí nhanh hơn và có phương pháp giải thích hiện tượng tốt hơn.
- Hoạt động nhóm hàng ngày của các em cũng mang lại những kết quả rất tốt. Đó là các em thân thiết, quan tâm đến nhau hơn trong từng tiết học, biết giúp đỡ nhau, hướng dẫn cho nhau trong quá trình học tập.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
b. Với kiểm tra định kì:
- Do được rèn luyện thường xuyên trong việc tự tìm hiểu, hỏi han bạn bè và chủ động học bài, làm bài tập nên học sinh làm bài rất tốt. Học sinh có thể trả lời được những câu hỏi, làm được những bài tập dù liên quan mật thiết với nội dung bài học hay những câu hỏi, bài tập có tính mở rộng và nâng cao.
- Các bài giải của học sinh thể hiện rất sinh động, sáng tạo. Mặt khác, trong thời gian làm bài, các em thường chủ động tự mình làm, không gây ồn ào, mất trật tự trong tiết kiểm tra. Bài làm của các em thể hiện được năng lực học tập của bản thân, mức độ tư duy và sáng tạo của từng em cũng thể hiện rất rõ.
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
Trân trọng cảm ơn các đồng chí !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Giang Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)