Chuyên đề vật lý 7 - Phần điện học

Chia sẻ bởi Đoàn Quốc Dũng | Ngày 22/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề vật lý 7 - Phần điện học thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề :
“ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM TRONG CÁC TIẾT THỰC HÀNH VẬT LÍ THCS”
I. MỞ ĐẦU:
1) Lí do chọn chuyên đề:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục trong đó hoạt động cơ bản là dạy học, là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh những tri thức và kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy được mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào tạo. Học sinh cùng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và năng lực cá nhân sớm được hình thành và phát triển toàn diện. Năng động và sáng tạo là những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, nó phải được hình thành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Chính vì lẽ đó trong các môn học nói chung và môn Vật lí nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã dược các giáo viên áp dụng từ nhiều năm nay, trong đó phương pháp tự nghiên cứu giúp học sinh tự học, tự sáng tạo được đánh giá là phương pháp có giá trị đức dục lớn nhất. Và việc làm các thí nghiệm vật lí ở nhà trường là một trong các biện pháp quan trọng nhất để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí. Điều này quyết định bỡi đặc điểm của khoa học Vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và bởi nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “ học đi đôi với hành ”.
Thường thì do kinh nghiệm sống học sinh đã có một số vốn hiểu biết nào đó về các hiện tượng vật lí. Nhưng không thể coi những hiểu biết ấy là cơ sở giúp các em tự nghiên cứu Vật lí, bởi vì trước một hiện tượng vật lí học sinh có thể có những hiểu biết khác nhau, thậm chí là sai.
Làm thí nghiệm vật lí có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiện trì, điều đó rất cần cho việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế. Do được tận mắt, tận tay tháo lắp các dụng cụ, thiết bị và đo lường các đại lượng,… các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ, thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này.
Mặt khác trong các tiết dạy trên lớp, việc tổ chức thí nghiệm vật lí chủ yếu là do giáo viên tự bố trí và chuẩn bị, sau đó đem lên từng lớp khi đến tiết dạy, nên hiệu quả của thí nghiệm thực hành còn hạn chế, đặc biệt là những bài đòi hỏi học sinh tự tìm hiểu, tự làm thí nghiệm, tự phát hiện và kiểm tra dự đoán cũng như chứng minh hiện tượng xảy ra.
Chính vì những lí do treân, toâi choïn chuyên đề : “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM TRONG CÁC TIẾT THỰC HÀNH VẬT LÍ THCS” để đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc dạy học Vật lí.
2) Đối tượng nghiên cứu:
Với mục đích lớn nhất đề ra là giúp học sinh nắm vững kiến thức bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học trong các bài thực hành dưới sự điều khiển, trợ giúp của giáo viên và cũng qua đây nhằm tìm ra một số biện pháp, kĩ năng làm và sử dụng thí nghiệm vật lí trong dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy mà đối tượng nghiên cứu của đề tài này xoay quanh hai vấn đề sau:
- Tìm ra những phương pháp tối ưu, tích cực để hướng dẫn điều khiển học sinh tự làm thí nghiệm nhằm giúp học sinh hình thành những kĩ năng xử lí, tính toán số liệu, phát huy tính tập thể, đồng thời gắn thí nghiệm vật lí với thực tiễn.
- Giải quyết những khó khăn trong sử dụng thí nghiệm vật lí của giáo viên, tức là tìm ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất. Muốn thế thì giáo viên cần phải thường xuyên tiếp xúc với những bài dạy có thí nghiệm.
3) Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài xoay quanh hai nội dung sau:
- Phương pháp, kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học trong thí nghiệm thực hành vật lí của giáo viên và học sinh.
- Cách sử dụng đồ dùng dạy học và hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng của giáo viên trong bài thực hành vật lí.
Giới hạn nghiên cứu của chuyên đề là giáo viên dạy vật lí và học sinh của trường trung học cơ sở Mỹ Phong.
II. NỘI DUNG:
1) Cơ sở lí luận:
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tuc học lên hoặc đi vào lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Yêu cầu của xã hội đối với việc dạy học trước đây nặng về truyền thụ kiến thức, thì nay đã thiên về việc hình thành năng lực hoạt động cho học sinh.
Với bộ môn Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, các nội dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm, các tri thức vật lí là sự khái quát các kết quả nghiên cứu từ thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có tính hiếu động, tò mò, thích tìm tòi khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh nên các em rất thích làm thí nghiệm để được trực tiếp quan sát, theo dõi hiện tượng, tập làm những nhà khoa học nhỏ tuổi để tự nghiên cứu phát hiện vấn đề và do đó việc ghi nhớ kiến thức mới tốt hơn, nó tạo cho việc học tập của học sinh hứng thú và nhẹ nhàng hơn. Thông qua các thí nghiệm, nhất là các thí nghiệm kèm theo màu sắc, âm thanh và các hiện tượng mới lạ sẽ kích thích mạnh hứng thú của học sinh, tạo điều kiện rèn luyện kĩ năng quan sát cẩn thận, tỉ mỉ, kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm chính xác và tác phong làm việc khoa học. Nó có tính thuyết phục lớn và tạo ra ở học sinh niềm tin vào bản chất của sự vật, hiện tượng, vào các qui luật của tự nhiên. Tạo điều kiện tốt để rèn luyện ở học sinh khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu, trừu tượng, khái quát hóa, cũng như khả năng suy luận qui nạp trong quá trình xử lí kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận, do đó học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế sẽ tốt hơn.
Mặt khác, đa số trong các bài dạy thực hành nếu không có thí nghiệm, học sinh không có cơ sở để thực hiện các thao tác tư duy và tiếp nhận kiến thức mới, nên phần lớn tri thức mà giáo viên muốn mang đến cho học sinh về bản chất là áp đặt. Chính cách dạy chay hoặc việc làm thí nghiệm không thành công là nguyên
2) Đối tượng nghiên cứu:
Với mục đích lớn nhất đề ra là giúp học sinh nắm vững kiến thức bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học trong các bài thực hành dưới sự điều khiển, trợ giúp của giáo viên và cũng qua đây nhằm tìm ra một số biện pháp, kĩ năng làm và sử dụng thí nghiệm vật lí trong dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy mà đối tượng nghiên cứu của đề tài này xoay quanh hai vấn đề sau:
- Tìm ra những phương pháp tối ưu, tích cực để hướng dẫn điều khiển học sinh tự làm thí nghiệm nhằm giúp học sinh hình thành những kĩ năng xử lí, tính toán số liệu, phát huy tính tập thể, đồng thời gắn thí nghiệm vật lí với thực tiễn.
- Giải quyết những khó khăn trong sử dụng thí nghiệm vật lí của giáo viên, tức là tìm ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất. Muốn thế thì giáo viên cần phải thường xuyên tiếp xúc với những bài dạy có thí nghiệm.
3) Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài xoay quanh hai nội dung sau:
- Phương pháp, kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học trong thí nghiệm thực hành vật lí của giáo viên và học sinh.
- Cách sử dụng đồ dùng dạy học và hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng của giáo viên trong bài thực hành vật lí.
Giới hạn nghiên cứu của chuyên đề là giáo viên dạy vật lí và học sinh của trường trung học cơ sở Mỹ Phong.
II. NỘI DUNG:
1) Cơ sở lí luận:
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tuc học lên hoặc đi vào lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Yêu cầu của xã hội đối với việc dạy học trước đây nặng về truyền thụ kiến thức, thì nay đã thiên về việc hình thành năng lực hoạt động cho học sinh.
Với bộ môn Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, các nội dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm, các tri thức vật lí là sự khái quát các kết quả nghiên cứu từ thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có tính hiếu động, tò mò, thích tìm tòi khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh nên các em rất thích làm thí nghiệm để được trực tiếp quan sát, theo dõi hiện tượng, tập làm những nhà khoa học nhỏ tuổi để tự nghiên cứu phát hiện vấn đề và do đó việc ghi nhớ kiến thức mới tốt hơn, nó tạo cho việc học tập của học sinh hứng thú và nhẹ nhàng hơn. Thông qua các thí nghiệm, nhất là các thí nghiệm kèm theo màu sắc, âm thanh và các hiện tượng mới lạ sẽ kích thích mạnh hứng thú của học sinh, tạo điều kiện rèn luyện kĩ năng quan sát cẩn thận, tỉ mỉ, kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm chính xác và tác phong làm việc khoa học. Nó có tính thuyết phục lớn và tạo ra ở học sinh niềm tin vào bản chất của sự vật, hiện tượng, vào các qui luật của tự nhiên. Tạo điều kiện tốt để rèn luyện ở học sinh khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu, trừu tượng, khái quát hóa, cũng như khả năng suy luận qui nạp trong quá trình xử lí kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận, do đó học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế sẽ tốt hơn.
Mặt khác, đa số trong các bài dạy thực hành nếu không có thí nghiệm, học sinh không có cơ sở để thực hiện các thao tác tư duy và tiếp nhận kiến thức mới, nên phần lớn tri thức mà giáo viên muốn mang đến cho học sinh về bản chất là áp đặt. Chính cách dạy chay hoặc việc làm thí nghiệm không thành công là nguyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Quốc Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)