Chuyên đề vật lí cụm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải Yến | Ngày 27/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề vật lí cụm thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

kính chào các thầy cô về dự chuyên đề vật lí
đổi mới phương pháp
đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí ở thcs:
định hướng cơ bản của việc đổi mới ppdh môn vật lí thcs
Vận dụng các phương pháp dạy học vật lí theo định hướng cơ bản:
gồm:
các dạng bài; các phương pháp dạy cơ bản

a.định hướng và biện pháp đổi mới ppdh môn vật lí thcs
định hướng cơ bản của việc đổi mới ppdh vật lí thcs
1. Dạy học thông qua các hoạt động nhằm tích cực hoá việc học tập và rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, như: có những câu hỏi thú vị gây hứng thú học tập; tăng cường vấn đáp tìm tòi, tạo ra các cuộc tranh luận thảo luận xung quanh các vấn đề trong bài học; cho HS tập dượt giải quyết một số vấn đề vật lí trong thực tế; Sử dụng các thiết bị dạy học để HS tích cực học tập.
định hướng cơ bản của việc đổi mới ppdh vật lí thcs:
2. Dạy học coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho HS: ra kế hoạch cho các em làm bài tập ở nhà như bài tập thực hành, bài tập định tính, bài tập định lượng, xem và nghiên cứu trước bài học mới tiếp theo, có thể các em tự soạn sẵn bài học mới, sau đó lên lớp bổ sung thêm bài giảng của cô, nếu như vậy vở ghi của các em có thể chia làm hai cột. Giáo viên phải kiểm tra các kế hoạch đó của mình bằng cách kiểm tra trực tiếp hoặc giao cho một số cán bộ lớp tin tưởng, lâu dần sẽ trở thành nề nếp của các em.

I.định hướng cơ bản của việc đổi mới ppdh vật lí thcs
3. Dạy học kết hợp hài hoà học tập cá nhân với việc hợp tác trong nhóm: dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS luôn đòi hỏi sự cố gắng trí tụê của mỗi HS trong quá trình tự giành lấy kiến thức mới, giống như là cơm ăn nước uống hàng ngày, tự mình ăn uống thì mới khoẻ mạnh được. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có thể vươn tới tầm hiểu biết rộng hơn nhờ sự trao đổi với bạn bè. Do đó, bên cạnh hình thức học tập cá nhân cần tổ chức cho HS hợp tác trong nhóm nhỏ, giáo dục cho HS tinh thần trách nhiệm thói quen lao động hợp tác theo sự phân công có kế hoạch của nhóm, nhưng GV cần lưu ý không nên tập trung một số em luôn làm việc, còn một số thì luôn không làm gì cả chỉ nhờ vào trí tuệ của người khác!
I.định hướng cơ bản của việc đổi mới ppdh vật lí thcs
4. Dạy học đi đôi với đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng, tập trung vào 3 mức độ nhận thức: Biết, hiểu, vận dụng, phối hợp kiểm tra trắc nhiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả học tập của mình
5. Dạy học phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động ngoài lớp, khuyến khích vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại
ii. Những biện pháp đổi mới ppdh môn vật lí thcs
Nghiên cứu nắm vững chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí thcs: nắm vững chuẩn kiến thức kĩ năng, giúp HS đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong mỗi bài, mỗi chương
2. RÌn luyÖn kÜ n¨ng d¹y häc vËt lÝ c¬ b¶n
A, KÜ n¨ng x¸c ®Þnh môc tiªu ®· ®­îc l­îng ho¸ cña tõng bµi tõng ®¬n vÞ kiÕn thøc, cÇn dùa vµo ChuÈn kiÕn thøc kÜ n¨ng m«n häc, l­îng ho¸ tøc lµ thÓ hiÖn b»ng c¸c ®éng tõ hµnh ®éng nh­: Ph¸t biÓu, liÖt kª, m« t¶ tr×nh bµy, nhËn d¹ng....(BiÕt); Ph©n tÝch, so s¸nh, ph©n biÖt tãm t¾t, liªn hÖ....( hiÓu); gi¶i thÝch, chøng minh, vËn dông, lµm thÝ nghiÖm víi c¸c dông cô sau....( vËn dông)
B, KÜ n¨ng tæ chøc cho HS ho¹t ®éng chiÕm lÜnh kiÕn thøc, phï hîp môc tiªu ®· ®­îc l­îng ho¸:KÜ n¨ng lùa chän néi dung kiÕn thøc cho HS ho¹t ®éng; KÜ n¨ng ®Æt hÖ thèng c©u hái h­íng dÉn HS ho¹t ®éng; KÜ n¨ng tæ chøc cho HS ho¹t ®éng d­íi nh÷ng h×nh thøc häc tËp kh¸c nhau
3. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS
4. ứng dụng máy tính trong dạy học vật lí
5. đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS
6. Đổi việc soạn giáo án ( lập kế hoạch bài học)

b. Vận dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Phương pháp dạy học một hiện tượng vật lí: trãi qua các giai đoạn sau:
GV gợi lại kinh nghiệm sống hoặc cho HS thí nghiệm để thấy được hiện tượng
GV hướng dẫn HS phát hiện những dấu hiệu chung, bản chất của hiện tượng
HS kiểm tra kết luận thông qua các quan sát và thí nghiệm khác
Diễn đạt thành định nghĩa hiện tượng
2. Phương pháp dạy một đại lượng vật lí:
Giai đoạn 1: Phát hiện đặc điểm định tính của đại lượng vật lí( ví dụ khối lượng riêng, nhiệt dung riêng, điện trở suất...) GV tạo tình huống làm xuất hiện tính chất mới của sự vật hiện tượng mà không thể lí giải bằng các đại lượng đã biết
Lưu ý bài đầu tiên của chương trình vật lí 6 ở sách mới học phép đo độ dài, giáo viên phải đặt câu hỏi tại sao sao các nhà vật lí lại đi học các phép đo đạc, ta đi đo độ dài chỗ này chỗ kia để làm gì? Ta đo nhiệt độ để làm gì? Đo thể tích một vật để làm gì?....để từ đó các em thấy mục tiêu rất cao cả của các nhà vật lí học các em sẽ yêu thích môn vật lí và sẽ học tốt hơn.
Giai đoạn 2: Làm sáng tỏ đặc điểm định lượng của đại lượng vật lí thông qua các đại lượng vật lí cũ, thành lập công thức
Giai đoạn 3: Định nghĩa đại lượng vật lí: Có thể nêu cả đặc điểm định tính và cả đặc điểm định lượng (VD: vận tốc), hoặc có thể chỉ nêu được đặc điểm định lượng, về sau mới làm rõ được đặc điểm định tính (VD: đại lượng công A=FS, về sau, xác định được đặc điểm định tính: Công biểu thị sự giảm năng lượng của vật, năng lượng đó được truyền từ vật này sang vật khác)
Giai đoạn 4: xác định đơn vị đo của đại lượng vật lí
Giai đoạn 5: vận dụng đại lượng vật lí vào thực tiễn:
Giai đoạn 6: dụng cụ đo
3. phương pháp dạy học một định luật vật lí:
Qui trình thực hiện:
ôn tập dể nắm vững các đại lượng vật lí được đề cập trong đại lượng sẽ được khảo sát
Thiết lập và tiến hành các thí nghiệm: Không đổi hai hay nhiều các đại lượng vật lí, thay đổi lần lượt đại lượng vật lí cần nghiên cứu. Lập bảng trị số đo.
Từ bảng các trị số đo, lập đồ thị biễu diễn mối quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng.Suy luận lô gic và suy luận toán học để tìm ra mối quan hệ định lượng các đại lượng mà ta đang nghiên cứu,
Phát biểu định luật, viết hệ thức toán học biễu thị mối quan hệ định lượng giữa các đại lượng vật lí, lưu ý mối quan hệ về hệ đơn vị đo, phạm vi áp dụng của định luật
áp dụng định luật cho một số trường hợp cụ thể
Các phương pháp dạy học
( cách thực hiện một tiết dạy)
1.Phương pháp thí nghiệm vật lí:
Cho HS hiểu mục tiêu của thí nghiệm (tại sao phải làm TN này?)
Cho HS hiểu đầy đủ chức năng của từng dụng trong TN (dụng cụ này để làm gì?)
HS phải được GV căn dặn cần chuẩn bị trước các bảng ghi số liệu, biên bản ghi các quan sát. Và phải nắm vững các bước tiến hành TN, cách lắp ghép, cách đo, cách đọc số liệu...
Xử lí kết quả thu được từ thí nghiệm
2. Phương pháp thực nghiệm:
HS tìm hiểu sự kiện, hoặc hiện tượng vật lí mà thời điểm hiện tại đó HS không thể giải thích bằng các kiến thức đã học.
Đặt câu hỏi tại sao như thế nào để HS trả lời theo cách suy nghĩ. GV có thể phân tích sự đúng sai trong câu trả lời đó cho HS hiểu.
Đề nghị HS, hoặc chính GV đưa ra giả thuyết dưới dạng một dự đoán khoa học.
Kiểm tra dự đoán đó qua thí nghiệm, phải đề ra phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo phương án đã đề ra.
Nếu giả thuyết được xác nhận qua TN, phát biểu thành định luật hoặc hình thành một lí thuyết vật lí mới
3. Phương pháp dạy học theo nhóm:
Lập nhóm theo tổ từ đầu năm học, qui đinh nhiệm vụ cho nhóm trưởng, thư kí và các thành viên trong nhóm. Đọc các qui tắc nếu học tại phòng thí nghiệm: không viết vẽ bậy, không làm hỏng đồ dùng, chỉ được chạm đồ dùng khi có lệnh TN...có biện pháp thưởng phạt cụ thể.
GV đưa ra các nhiệm vụ cụ thể mà các nhóm cần làm: từ 3 NV trở xuống trong một tiết học, mỗi nhiệm vụ GV có thể làm mẫu, hoặc hướng dẫn. Tuỳ theo tiết học mà GV hướng dẫn các nhiệm vụ cùng lúc, hoặc trước từng nhiệm vụ.
Các nhóm tiến hành theo nhiệm vụ đã giao, GV kiểm tra lần lượt từng nhóm, từng thành viên, chú ý bất cứ thành viên nào cũng làm được thí nghiệm, hoặc trả lời được câu hỏi có trong nhiệm vụ đã được giao.
Cuối giờ không quên nhắc nhở HS các nhóm thu dọn thí nghiệm gọn gàng, giữ cho phòng TN ngăn nắp sạch sẽ như lúc mới vào

Trong một tiết dạy(về một hiện tượng vật lí, về một đại lượng vật lí, về một định luật vật lí, về bài tập vật lí, một tiết ôn tập, một tiết thực hành...) GV có thể áp dụng một trong 3 cách trên, có thể kết hợp hai hay 3 cách dạy trên một cách hợp lí và mục đích cuối cùng là HS nắm vững bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng và cả những chuẩn cao hơn: biết, hiểu, vận dụng được bài học. Sự hiểu biết đó không chỉ nằm trong một tiết học mà các em phải biết vận dụng trong cả quá trình học tập môn vật lí, mối quan hệ với các môn khác, và với thực tế cuộc sống. Đòi hỏi GV chúng ta phải có sự nổ lực và tâm huyết thực sự với nghề.
xin kÝnh chµo c¸c thÇy c« gi¸o!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)