Chuyên đề văn nghị luận

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề văn nghị luận thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN


Người thực hiện: Nguyễn Thị Trinh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Bồ Lý, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Tên chuyên đề: Bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho HSG lớp 9
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 20 tiết
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh giỏi lớp 9





















A. Đặt vấn đề.
I. Lí do chọn đề tài
Công tác bồi dưỡng HSG là vấn đề quan trọng mang tính sống còn của mỗi nhà trường. Việc phát hiện và bồi dưỡng HSG trong mỗi nhà trường là một công việc thường xuyên liên tục và mang tính bền vững. Tuy nhiên, môn Văn trong nhà trường đang dần trở nên yếu thế so với các môn tự nhiên vì tính thực tiễn của nó. Vậy làm sao để có những học sinh thực sự xuất sắc và yêu thích môn Văn, thi HSG Văn có giải luôn là niểm trăn trở của các thầy cô giáo đã và đang trực tiếp tham gia vào công tác bồi dưỡng HSG Văn. Vì những lí do trên trong quá trình tham gia BDHSG, tôi xin đề xuất một số vấn đề qua chuyên đề bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho HSG lớp 9
II - Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời còn nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói chung .
2. Phạm vi nghiên cứu :
* Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường THCS , ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Đó là bàn về một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 ở các trường THCS .
* Đối tượng bồi dưỡng ở đây không phải là học sinh lớp chuyên, trường chuyên mà là học sinh ở các trường đại trà .
3. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung .


B. Nội dung.
1. Thế nào là văn nghị luận ?
Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết một cách trực tiếp về văn học, chính trị, đạo đức, lối sống… bằng ngôn ngữ trong sáng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục.
Sức hấp dẫn của một bài văn nghị luận là ở những luận điểm đúng đắn, sáng rõ, mới mẻ; là cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, bằng những dẫn chứng thuyết phục.
2. Các yếu tố trong bài văn nghị luận.
 Có ba yếu tố trong bài văn nghị luận là luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
Luận điểm trong bài văn nghị luận là tư tưởng, quan điểm của người viết được thể hiện trực tiếp dưới hình thức câu văn khẳng định hay phủ định. Yêu cầu của luận điểm là cần chính xác, minh bạch ...
Luận cứ là những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm. Yêu cầu của luận cứ là phải có tính thuyết phục.
.Vậy lí lẽ là gì ? Lí lẽ là một chân lí hiển nhiên hoặc một ý kiến đã được nhiều người thừa nhận (ý kiến đó thường là của những người có uy tín). Ví dụ như Quyền con người trong hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ được bác Hồ lấy làm lí lẽ trong Tuyên ngôn Độc lập.
Dẫn chứng là những bằng chứng tiêu biểu, xác đáng. Trong bài Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi đã kể ra hàng loạt tội ác của giặc Minh. Nào là tàn sát, khủng bố; nào là lừa dối, gây nhũng nhiễu; nào là phá hoại nghề truyền thống, vơ vét, bóc lột… Đó là những bằng chứng về tội ác của kẻ thù mà chúng không thể chối cãi được.
Còn lập luận là cách trình bày lí lẽ, cách dẫn dắt dẫn chứng để làm nổi bật luận điểm.Có các phương pháp lập luận như : diễn dịch, qui nạp, nêu phản đề, đặt câu hỏi ...
3. Thế nào là đề văn nghị luận? 
Đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 118,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)