Chuyen de van hoan chinh

Chia sẻ bởi Linh Linh | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de van hoan chinh thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Xác định kiến thức trọng tâm cho tiết dạy - học
những văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn 7
Giáo viên: Nguyễn Thị ánh
Trường THCS Tân Mai
Tiến trình thực hiện của giáo viên
Phần A: Xác định kiến thức trọng tâm
Phần B: Tiến trình hình thành kiến thức trọng tâm
Phần C: Củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm
Xác định kiến thức trọng tâm
Tiến trình hình thành kiến thức trọng tâm
Củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm
Bước 1: Tiếp xúc văn bản
Bước 2: Phân tích, cảm thụ văn bản ( tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản)
Bước 3: Tổng kết, mở rộng, so sánh.
Cụ thể:
Bước 1 : Gồm
+ Đọc sáng tạo:
H/s đọc văn bản ở nhà
H/s đọc văn bản trên lớp
+ Giới thiệu cung cấp thêm thông tin ( ngoài SGK) về tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản.
* Lưu ý: Đọc văn bản được coi như một phương pháp tiếp xúc văn bản chứ không chỉ bó hẹp trong mục đích là cho H/s tập đọc hoặc chỉ đơn thuần là tiếp xúc sơ bộ với văn bản. Chính vì vậy đọc sáng tạo cần chú ý tới phương diện:
Thể loại.
Nội dung của văn bản, từng phần trong văn bản.
Ngôn từ mà tác giả sử dụng.
Thái độ, tình cảm của tác giả, người đọc với nội dung được phản ánh trong văn bản, đoạn văn bản.
Diễn cảm theo
Bước 2: Phân tích, cảm thụ văn bản
Thông qua hệ thống các câu hỏi theo đối tượng và tư liệu minh họa -> hình thành kiến thức trọng tâm
+ Câu hỏi: 1. Phát hiện-> tái hiện văn bản (h/s TB)
2. Gợi tìm ( h/s TB, h/s Khá)
3. Nêu vấn đề, so sánh đối chiếu
(h/s Khá, giỏi)
Phần C: Củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm
Tiết 81 - Văn bản
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh -
A/ Kiến thức trọng tâm
Hiểu được: - Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Đây là một bài văn nghị luận mẫu mực: cách lập luận chặt chẽ, sáng gọn, giàu sức thuyết phục.
B/ Tiến trình hình thành kiến thức trọng tâm
Bước 1: Tiếp xúc văn bản
HĐ1: Hướng dẫn h/s đọc văn bản và giải thích các từ ngữ.
HĐ2: Tìm hiểu chung
1. Tác giả Hồ Chí Minh
2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Bố cục văn bản
- Phương thức biểu đạt chính
- Hệ thống luận điểm
Hệ thống câu hỏi
(?) Bằng sự hiểu biết của mình hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh? (?) Văn bản được viết ra vào thời điểm nào? Nó được trích ra từ đâu?
(?) Theo em, phương thức biểu đạt chính của văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là gì?
(?) Bài văn gồm mấy phần, nêu nội dung? chỉ ra luận điểm trong mỗi phần đó?
* Bố cục: gồm 3 phần:
+ Phần mở bài: Nhận định chung về lòng yêu nước ( đoạn 1)
+ Phần thân bài: Biểu hiện của tinh thần yêu nước ( đoạn 2+3)
+ Phần kết bài: Bổn phận của chúng ta ( đoạn 4)
* Hệ thống luận điểm: Gồm 3 luận điểm lớn
+Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
+ Luận điểm 2: Biểu hiện của tinh thần yêu nước:
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến hiện tại
+ Luận điểm 3: Bổn phận của chúng ta ngày nay là phải phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước trong công việc kháng chiến.
Bước 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản
Nhận định chung về lòng yêu nước
(?) câu hỏi phát hiện: Hồ Chí Minh trong cương vị Chủ tịch nước đã thay mặt toàn Đảng, toàn dân khẳng định một chân lí. Đó là chân lí nào?
(?) câu hỏi phát hiện: hãy tìm những hình ảnh nổi bật trong đoạn văn này?
(?) câu hỏi phân tích, nhận xét: Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ? Nêu tác dụng của cách dùng từ đó ?
* Định hướng: + chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
+ Cách viết câu văn: ngắn gọn: - vừa phản ánh lịch sử
Vừa nhìn nhận đánh giá
Vừa nêu cảm xúc về lịch sử, về đạo lí dân tộc.
+ Hình ảnh so sánh: "tinh thần yêu nước" - " làn sóng"
+ các động từ : " kết thành", "lướt qua", "nhấn chìm"
+ tính từ: "sôi nổi", "mạnh mẽ".
=> Giáo viên chốt:
+ hình ảnh so sánh:- so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể giúp người đọc dễ dàng hình dung được đối tượng.
Khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước.
- Kích thích sự tìm hiểu, suy nghĩ của người đọc, người nghe.
+ Các động từ, tính từ kết hợp với điệp từ:
- gợi tả về sức mạnh của tinh thần yêu nước
tạo khí thể mạnh mẽ cho câu văn
thuyết phục người đọc
2. Biểu hiện của lòng yêu nước
Câu hỏi phát hiện: Để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta, Bác đã đưa ra những dẫn chứng nào?
Câu hỏi nhận xét: Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn này? Các dẫn chứng được đưa ra ở đây có ý nghĩa gì?
Câu hỏi phát hiện: Bên cạnh những dẫn chứng lấy từ lịch sử Bác còn đưa ra những dẫn chứng nào khác
Câu hỏi nhận xét: Cách nêu dẫn chứng ở đây có gì đặc biệt? Tác dụng.
Định hướng: - Lòng yêu nước trong quá khứ của lịch sử dân tộc
-Lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay
-Thủ pháp liệt kê
Gviên chốt: ->Dẫn chứng tiêu biểu, được liệt kê theo trình tự th.gian lịch sử-> Ca ngợi những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc qua các thời đại: Bà Trưng, Bà Triệu,.Quang Trung
- Thủ pháp liệt kê: " từ những .đến" -> vừa bao quát, vừa cụ thể tất cả mọi tầng lớp vừa nêu được sự biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân.
3. Bổn phận của chúng ta
(?) Câu hỏi phát hiện: Cũng giống như phần mở đầu, trong phần kết thúc, tác giả sử dụng hình ảnh so sánh. Hãy chỉ ra hình ảnh so sánh đó?
(?) câu hỏi phân tích: Hình ảnh so sánh ấy có ý nghĩa gì?
(?) Câu hỏi trao đổi nhóm: Em hiểu thể nào về lòng yêu nước được trưng bày và lòng yêu nước được cất giấu kín đáo?
Câu hỏi nhận xét: Em có nhận xét gì cách lập luận của tác giả?
=> Gviên chốt: Hình ảnh so sánh độc đáo dễ hiểu, cách lập luận không hề khô khan lí trí mà mềm mại uyển chuyển, dễ đi vào lòng người ->Bổn phận: phát huy tinh thần yêu nước trong công việc cụ thể hàng ngày, trong học tập, lao động và ứng xử.
Bước 3: Tổng kết, mở rộng, liên hệ, so sánh..
Gviên tổng kết nội dung và nghệ thuật toàn bài -> ghi nhớ
(?) Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Định hướng: Bố cục, hệ thống dẫn chứng, các biện pháp nghệ thuật.
(?) Trong chương trình ngữ văn 6 em được học văn bản nào cũng nói về lòng yêu nước?
(?) Bản thân em phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
c/ Củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm
Bài1: Trình tự lập luận sau đây đúng hay sai với bài văn " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"? Tại sao?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Bổn phận của chúng ta ngày nay

Lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay

Lòng yêu nước trong quá khứ của đồng bào ta

Bài 2: Trao đổi nhóm bàn
Tác phẩm này đã được xem là một mẫu mực về văn nghị luận kiểu chứng minh. Chúng ta đang học về cách làm bài văn nghị luận. Vậy em đã học tập được những gì về nghệ thuật nghị luận?
Gợi mở: - Vấn đề nghị luận?
- Các luận điểm chính?
- Cách sử dụng dẫn chứng ( nguồn dẫn chứng, đưa dẫn chứng vào bài)?
- Ngoài việc trình bày lí lẽ, tác giả còn bộc lộ tình cảm ra sao?
Bài3: Sau khi học xong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" , hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần yêu nước.
Tiết 85 - Văn bản
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
- Đặng Thai Mai -
A/ Xác định kiến thức trọng tâm
Hiểu được: Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp - một thứ tiếng hay. Nghệ thuật nghị luận của bài văn chặt chẽ với hệ thống lĩ lẽ, dẫn chứng.
B/Tiến trình hình thành kiến thức
trọng tâm
Bước 1: Tiếp xúc văn bản
HĐ 1: Hướng dẫn h/s đọc và giải thích các từ khó
HĐ 2: Tìm hiểu chung
* Tác giả
* Tác phẩm: Xuất xứ, bố cục, phương thức biểu đạt, vấn đề nghị luận, hệ thống luận điểm
+vấn đề nghị luận: sự giàu đẹp của Tiếng Việt
+ Hệ thống luận điểm: - Tiếng Việt - một thứ tiếng đẹp
- Tiếng Việt - một thứ tiếng hay
Bước 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản
Thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản theo tiến trình chung
Bước 3: Tổng kết, so sánh
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài văn?
+ Lập luận chặt chẽ : Luận điểm -> Chứng minh-> kết luận
+ Dẫn chứng bao quát, khá toàn diện không sa vào vụn vặt tỉ mỉ.
+ Kết hợp giải thích, chứng minh, bình luận
+ Sử dụng biện pháp mở rộng câu

(?) Câu hỏi so sánh: Theo em, trình tự lập luận của văn bản " Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" có gì giống so với văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"?
(?) Tìm những câu văn, câu thơ mà em đã học hoặc đọc để chứng minh cho sự giàu đẹp của Tiếng Việt?
c/ Củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm
(?) Qua VB em thấy mình và các bạn phải làm gì để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
(?) Bài văn giúp em học tập được gì ở phương pháp lập luận của tác giả?
Câu hỏi nhận xét: Em có nhận xét gì về cách lập luận
( sắp xếp dẫn chứng, lí lẽ) của tác giả?
Câu hỏi thảo luận nhóm: Hãy làm sáng tỏ sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua các tác phẩm văn học mà em đã được học hoặc được biết?
Cũng là văn bản nghị luận nhưng cách lập luận trong mỗi văn bản là khác nhau. Khai thác các yếu tố nghệ thuật trong văn bản" Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ta thấy cách lập luận ngắn gọn, rành mạch đi từ ý khái quát đến ý cụ thể, làm cho người đọc, người nghe dễ theo dõi, dễ hiểu, lí lẽ mang tính chất giải thích dẫn chứng từ đời sống thuyết phục người đọc
Tiết 93 - Văn bản
Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Phạm Văn Đồng -
A/ Kiến thức trọng tâm
Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị
Hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả, dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
B/ Tiến trình hình thành kiến thức trọng tâm
Bước 1: Tiếp xúc văn bản
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh đọc
HĐ 2: Tìm hiểu chung
+ Tác giả
+ Tác phẩm ( xuất xứ, bố cục, luận điểm chính, trình tự lập luận)
- Luận điểm chính: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Trình tự lập luận: + Mở bài ( đoạn 1 + 2) : Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
+ Thân bài( đoạn 3 -> 5): Biểu hiện về đức tính giản dị của Bác
Bước 2: Tìm hiểu về nội dung nghệ thuật của văn bản ( Theo trình tự lập luận)
Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác
(?) Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những từ ngữ nào? Lời giải thích này có tác dụng gì?
- Từ ngữ: rất lạ lùng, rất kì diệu -> giải thích và nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về sự nhất quán trong cuộc đời và phong cách sống của Bác, để rồi tự hào, ca ngợi lẽ sống của Chủ tịch
2/ Biểu hiện về đức tính giản dị của Bác
Câu hỏi phát hiện: Để làm rõ sự giản dị trong đời sống của Bác Hồ, tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào? Tìm những chi tiết cụ thể làm rõ chứng cứ đó?
Câu hỏi giải thích - phân tích: Theo em, những chứng cứ mà tác giả đưa ra để chứng minh có sức thuyết phục không? tại sao?
* Luận cứ toàn diện: - trong bữa ăn
- căn nhà
- lối sống
- công việc
- lời nói, bài viết
* Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực
Bữa ăn : vài ba món
Cái nhà sàn: vẻn vẹn vài ba phòng
Công việc: suốt đời làm việc.
-..
Giàu sức thuyết phục
Câu hỏi phát hiện: Cùng với phương pháp lập luận giải thích và chứng minh, tác giả còn đưa ra những lời nhận xét, bình luận của mình về đức tính giản dị của Bác. Hãy chỉ ra những câu văn sử dụng phương pháp lập luận đó?
Câu hỏi phân tích: Lời bình luận của tác giả có tác dụng gì trong việc biểu hiện vấn đề chính của văn bản?
Lời bình luận:
+ vừa ngợi ca sức mạnh phi thường của đức tính giản dị
+ vừa sơ kết, khái quát luận điểm
+ vừa bộc lộ tình cảm kính yêu và trân trọng Bác của tác giả
Bước 3: Tổng kết, liên hệ, mở rộng
(?) Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ"?
(? ) Văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ" mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về Bác?
Bước 3: Củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm
Dạng 1: Cho học sinh kể những câu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Dạng 2: Trong cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", là học sinh chúng ta cần làm gì để làm theo gương Bác?
Dạng 3: Trong bài "Theo chân Bác" nhà thơ Tố Hữu viết: "Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi hương
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn"
Còn trong bài " Đức tính giản dị của Bác Hồ" tác giả Phạm Văn Đồng viết: " Cái nhà sàn của Bác chỉ vẻn vẹn vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!". Dựa vào hai văn liệu trên, viết đoạn văn 8-10 câu để chứng minh Bác Hồ là người sống rất giản dị.

Tiết 97 - Văn bản
ý nghĩa văn chương
- Hoài Thanh -
A/ Xác định kiến thức trọng tâm
Hiểu được nguồn gốc cốt yếu của văn chương, ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với đời sống con người. Qua đó thấy được phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
B/ Tiến trình hình thành kiến thức trọng tâm
Bước 1: Tiếp xúc văn bản
HĐ1 .Hướng dẫn đọc, kết hợp giải thích một số từ khó.
HĐ 2.Tìm hiểu chung
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm-> giáo viên chốt và mở rộng thêm các thông tin
(?) Vấn đề được đưa ra nghị luận là gì?
(?) Xác định bố cục và tìm nội dung tương ứng ( câu hỏi phát hiện)
(?) Văn bản có phần kết luận không? tại sao ( Câu hỏi phát hiện, nhận xét)

Bước 2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
(?) Cách dẫn vào văn bản có gì khác biệt so với các văn bản nghị luận mà em đã học? Tác dụng của nó? ( câu hỏi so sánh , đánh giá)
(?) Vậy theo tác giả nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? ( câu hỏi phát hiện)
Chuyện con chim bị thương
Tiếng khóc của thi sĩ ấn Độ
Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy là nguồn gốc của thi ca
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài
Dẫn chứng
Lí lẽ
Kết kuận
Dẫn dắt
(?) ( câu hỏi nhận xét) Em có nhận xét gì về vị trí luận điểm trong đoạn văn? Luận điểm ấy được trình bày theo cách nào?
Câu hỏi thảo luận ( nhóm 4) Theo em, quan điểm của tác giả về nguồn gốc văn chương có hoàn toàn chính xác không? Hãy tìm các dẫn chứng trong văn học để chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh?
GV chốt: Dòng chảy của văn chương có thể bắt nguồn từ nhiều dòng chảy khác nhau. Nhưng quan trọng và có ý nghĩa hơn cả chính là lòng thương yêu con người và muôn vật, muôn loài.Khi sự sống còn tồn tại, con người còn tình yêu thương thì văn chương vẫn mãi là mạch nguồn cảm xúc bất tận.
2. ý nghĩa và công dụng của văn chương

(?) Câu hỏi trao đổi (theo bàn): Em hiểu ý của câu văn " văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống."
Tác phẩm
Cuộc sống
Tác giả
(?) Theo tác giả công dụng của văn chương còn giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha, em hãy tìm những cứ liệu trong bài mà tác giả đưa ra để làm sáng tỏ luận điểm đó?
(?) Ngoài ra theo tác giả văn chương còn có công dụng nào khác?
Rõ ràng văn chương đã bồi đắp cho chúng ta biết bao tình cảm trong sáng, hướng ta tới những điều đúng, những điều tốt và những cái đẹp. Văn chương tôn vinh cuộc sống con người. Có nhà lí luận nói rằng: Chức năng của văn chương là hướng con người tới những điều " Chân-Thiện- Mĩ". Hoài Thanh tuy không dùng những từ mang tính khái quát nhưng lí lẽ giản dị kết hợp cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn giàu hình ảnh cũng đã nói được khá đầy đủ công dụng, hiệu quả, tác dụng của văn chương. Nói khác đi bài viết của Hoài Thanh là những lời đẹp, ý hay ca ngợi văn chương, tôn vinh tài hoa và công lao của các văn nghệ sĩ.
Bước 3: Tổng kết, liên hệ, mở rộng
(?) Nêu những đặc sắc trong cách lập luận của tác giả. Em học hỏi được gì trong việc làm bài văn nghị luận?
(?) Văn bản đem lại cho em những hiểu biết gì về ?
C/ Củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm
Dạng 1: Vẽ sơ đồ nội dung bài học bằng hệ thống luận điểm, luận cứ
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
Lòng thương người
Thương muôn vật, muôn loài
Công dụng, ý nghĩa của văn chương
Giúp tình cảm, gợi lòng vị tha
Làm đẹp làm hay những thứ bình thường
Làm giàu sang cho nhân loại
Dạng 2:
Hoài Thanh viết: " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Dựa vào kiến thức văn học, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh câu nói đó?
A/ Xác định kiến thức trọng tâm
- Nắm được luận điểm cơ bản và phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học
- Chỉ ra được nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài Nghị luận đã học.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa văn nghị luận với thể văn khác.
Ôn tập văn bản nghị luận
B/ Tiến trình để hình thành kiến thức trọng tâm
Bước 1: Gviên đặt câu hỏi, dẫn dắt vào bài tạo tâm thế cho học sinh.
(?) Câu hỏi gợi mở: Em đã học những văn bản nghị luận nào?
Bước 2: Hệ thống hoá các văn bản nghị luận đã học thông qua một số hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn H/s lập bảng theo mẫu
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động nhóm ( chia làm 4 nhóm lớn)
N1: Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
N2: Văn bản " Sự giàu đẹp của Tiếng Việt"
N3: Văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ"
N4: Văn bản " ý nghĩa văn chương"
Thời gian 3-5 phút
Hoạt động 3: Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung. Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức
Bước 3: Tóm tắt đặc điểm nghệ thuật của các bài văn nghị luận đã học thông qua các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn hoạt động nhóm
( nhóm bàn)
Hoạt động 2: Giáo viên chốt kiến thức qua bảng tổng hợp sau
Hoạt động 3: Đặt câu hỏi
(?) Nêu một vài ví dụ cụ thể trong mỗi văn bản để làm sáng tỏ những đặc sắc nghệ thuật đó
Bước 4: Đặc trưng của văn nghị luận
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn h/s lập bảng hệ thống so sánh, đối chiếu các yếu tố giữa văn tự sự, văn nghị luận, văn trữ tình
Hoạt động 2: H/s làm nhanh vào phiếu bài tập
Hoạt động 3: Giáo viên yêu cầu h/s trình bày, bổ sung, nhận xét
Hoạt động 4: Giáo viên chốt kiến thức qua bảng so sánh
Những yếu tố nêu trong bảng là 1 phần trong những yếu tố đặc trưng của mỗi thể loại. Trong thực tế mỗi văn bản có thể không chứa đựng đầy đủ các yếu tố chung của thể loại. Sự phân biệt các loại hình tự sự, trữ tình , nghị luận cũng không thể là tuyệt đối. Trong văn tự sự cũng có khi có yếu tố trữ tình và nghị luận và ngược lại, trong văn bản nghị luận cũng thường thấy sử dụng phương thức biểu cảm, có khi cả miêu tả, kể chuyện.







Lưu ý
Khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là chính xác ?
1. Một bài thơ trữ tình
Không có cốt truyện và nhân vật
b. Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật.
c. Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả
d. Chỉ thể hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên con người hoặc sự việc.
C/ Củng cố, khắc sâu kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
2. Trong văn bản nghị luận:
Không có cốt truyện và nhân vật.
b. Không có yếu tố miêu tả, tự sự.
c. Có thể có biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
d. Không sử dụng phương thức biểu cảm.
3. Tục ngữ có thể coi là:
Văn bản nghị luận.
b. Không phải là văn bản nghị luận.
c. Một loại văn bản nghị luận ngắn gọn.







Hoạt động 2
Củng cố qua việc đọc ghi nhớ SGK và chốt lại các nội dung chính cần nắm được trong tiết học ôn tập
Xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Linh Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)