Chuyen de Van cung hay

Chia sẻ bởi Vũ Mạnh Quang | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de Van cung hay thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề : đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng
Việt ở THCS

I. Đặt vấn đề
Tiếng việt là một phân môn khá quan trọng trong bộ môn ngữ văn ở THCS, nó luôn gắn liền với tiết tìm hiểu văn bản và tập làm văn. Tiếng việt không chỉ cung cấp cho các em khái niệm về từ ngữ, về cấu trúc ngữ pháp, về các thủ pháp nghệ thuật mà còn giúp các em hiểu sâu hơn phần văn bản, hiểu được tài năng của thế giới qua ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương.
Chương trình ngữ văn hiện nay được biên soạn theo hướng tăng thực hành và gắn liền với đời sống. Nét cải tiến nổi bật là hướng tích hợp – Biểu hiện rõ nhất đó là việc sát nhập 3 phân môn mà lâu nay vẫn gọi là Văn - Tiếng việt - Tập làm văn vào một chỉnh thể là ngữ văn. Việc thay đổi tên gọi này ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung và phương pháp giảng dạy. Để dạy và học tốt môn ngữ văn theo tinh thần mới này, cả giáo viên và học sinh đều phải thực hiện tốt phương pháp kết hợp chặt chẽ 3 bộ phận: Văn bản, Tiếng việt, Tập làm văn, rèn luyện các kiến thức, kĩ năng của 3 phần. Chính vì những nét mới phổ biến đó nên qua thời gian giảng dạy Tiếng ở THCS tôi đã mạnh dạn áp ụng một số đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Việt. Cụ thể là với lớp 6.
II. Giải quyết vấn đề.
Dạy Tiếng việt 6 là dạy các em tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về văn bản tương ứng. Thực tế phân môn Tiếng việt trong chương trình cũ đã không làm được việc này. Hầu như chỉ làm nhiệm cung cấp kiến thức, hiểu được khái niệm và vận dụng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ mà thôi chứ chưa có hiện tượng quay trở lại và kết hợp nhuần nhuyễn trong Tập Làm Văn như ở chương trình SGK Ngữ văn 6 hiện nay. Chính vì những đặc điểm đó của bộ môn Ngữ văn cho nên việc đổi mới phương pháp dạy là lẽ đương nhiên mà tất cả giáo viên giảng dạy sách mới đều phải thực hiện.
Sau đây là một số đổi mới phương pháp cụ thể trong từng phần:
1. Đối với mục: Mục tiêu cần đạt .
Ngay trong phần mục tiêu cần đạt của Tiếng Việt hiện nay chúng ta cũng cần thể hiện sự đổi mới. Trong mục này bao giờ cũng có 3 phần:
- Cho học sinh hiểu được bản chất của các định nghĩa kiến thức ngôn ngữ, tức là những khái niệm về từ, nghĩa của từ, từ loại, hoặc các biện pháp Nghệ thuật…
- Những định nghĩa ngôn ngữ đó phải được đặt trong ngữ cảnh, tức là trong các tiết văn bản trước và sau đó và tích hợp với phần Tập Làm Văn.
- Rèn kĩ năng sử dụng các định nghĩa ngôn ngữ đó trong sáng tạo văn bản và trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
2. Đối với mục: Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Trong phần này, cần phải thể hiện rõ nét hoạt động của thầy và của trò.
Đối với thầy: Phải có sự chuẩn bị chu đáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Mạnh Quang
Dung lượng: 97,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)