Chuyên đề - Úng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS
Chia sẻ bởi Trần Ngọc Thế |
Ngày 12/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề - Úng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS TẬP NGÃI
TỔ: NGỮ VĂN
GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ MƯỜI
Chuyên đề:
ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẬP NGÃI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão như hiện nay, đất nước ta đã và đang hòa nhập vào xu thế phát triển chung của cả thế giới, việc chú trọng đổi mới ở tất cả lĩnh vực ngành nghề ngày càng được đặc biệt quan tâm. Trong xu thế đó, sự nghiệp giáo dục là “quốc sách hàng đầu” của nước ta, chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 của chính phủ nhận định: “Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở qui mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để phát triển giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lí luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển”.
Việc đổi mới phướng pháp dạy học bằng các phương tiện dạy hiện đại được nâng cao trong những năm vừa qua và đạt được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt từ năm 2008 – 2009 với chủ đề “Năm học ứng dụng CNTT” đã tạo ra một cơ hội, một bước ngoặt lớn, các phần mềm dạy học phong phú và đa dạng được đăng tải phổ biến trên mạng Internet, tạo điều kiện cho giáo viên (GV) khai thác, sử dụng. Các tiết học có ứng dụng CNTT làm cho học sinh (HS) học tập hứng thú hơn, tích cực hơn, GV có điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tập trung vào người học nhiều hơn.
Chính vì lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS Tập Ngãi” với mong muốn thể hiện rõ hơn những ưu thế, ưu điểm của việc sử dụng phương tiện hiện đại này trong dạy học Ngữ văn và bên cạnh đó đưa ra một số biện pháp, đề xuất một số phương án thiết thực để thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng CNTT trong việc nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở các trường THCS hiện nay.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
a. Công nghệ thông tin - truyền thông
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông tin. Vì những lí do đó những người làm việc trong ngành thường được gọi là “dân CNTT” hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp.
CNTT đã và đang mang lại những “cơ hội điện tử”cho mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực. Thế giới hôm nay đang chứng kiến những thay đổi có tính chất khuynh đảo trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Chúng ta phải thừa nhận rằng CNTT là một trong những cấu thành quan trọng nhất trong một xã hội hiện đại CNTT và truyền thông thực sự đã hòa quyện cùng nhau để thực hiện hoạt động nhất định của chủ thể, chúng ta cũng nên hiểu rằng CNTT và truyền thông là phương tiện hỗ trợ hữu hiệu cho quá trình dạy và học đồng thời cũng là PPDH tích cực.
Ngày nay, CNTT ngày càng trở nên quan trọng hay nói đúng hơn là bắt buộc và cấp thiết đối với tất cả các thành viên trong xã hội phải sử dụng thành thạo CNTT để có thể tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước.
b. Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học
- Hình thức thứ nhất, GV sử dụng máy vi tính trên lớp kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu để hỗ trợ truyền tải các kiến thức đến HS kết hợp với phát huy các thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu, hình ảnh, các tương tác giữa người và máy.
- Hình thức thứ hai, giáo dục và đào tạo dựa trên sự tích hợp khai thác triệt để các CNTT, điện tử và viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, nâng cao và cập nhập kiến thức cho tất cả những đối tượng muốn tự học ở mọi trình độ không có điều kiện và hoàn cảnh đến học tại các trường lớp tập trung.
Hai hình thức này khác nhau về bản chất, nếu hình thức thứ nhất hỗ trợ cho GV lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản trên mô hình lớp học cũ thì hình thức thứ hai học hoàn toàn mới, tích cực thực hiện xu hướng “lấy người học làm trung tâm” người dạy chỉ là người hỗ trợ.
c. Tính cấp thiết của việc đổi mới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ngọc Thế
Dung lượng: 89,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)