Chuyen de UDCNTT

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hằng | Ngày 09/10/2018 | 168

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de UDCNTT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

trường Đại học sư phạm - đại học thái nguyên
khoa đào tạo giáo viên tiểu học
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học
năm học 2008- 2009
Chuyên đề
K? HO?CH CHUYÊN D?
Mục tiêu: Sau khi học xong học viên sẽ đạt được:
Ki?n th?c
+ Gi?i thích du?c co s? lý lu?n c?a vi?c ?ng d?ng CNTT trong d?y h?c ? ti?u h?c.
+ Xác d?nh du?c các ch?c nang co b?n c?a m?t s? ph?n m?m công c? và� ph?n m?m d?y h?c Ti?u h?c d? xây d?ng các ho?t d?ng h?c t?p theo hu?ng phát huy tinh tích c?c c?a h?c sinh ? Ti?u h?c.
Ki nang
+ S? d?ng du?c các phuong ti?n k? thu?t d?y h?c thông d?ng d? d?y h?c ? Ti?u h?c.
+ Xây d?ng du?c các k?ch b?n gi?ng d?y có s? d?ng các PTKTDH và CNTT trong d?y h?c ? Ti?u h?c nh?m d?i m?i phuong pháp d?y h?c theo hu?ng tích c?c hoá ho?t d?ng h?c t?p c?a h?c sinh.
Thái d?
+ Có ý thức tranh thủ mọi cơ hội có thể sử dụng các PTKTDH và CNTT. Hiểu PTKTDH và CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong đổi mới PPDH trong tất cả các môn học ở Tiểu học.
+ Tự tin trong việc sử dụng các PTKTDH và CNTT trong dạy học các môn học ở Tiểu học.
Nội dung chi tiết
Chủ đề 1: Khái quát về công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học
Hoạt động 1. Tìm hiểu xu hướng phát triển của công nghệ thông tin
Hoạt động 2. Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin trong Giáo dục & Đào tạo
Hoạt động 3. Tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học
Hoạt động 4. Tìm hiểu một số kiến thức về tin học cơ sở
Chủ đề 2: Sử dụng một số phần mềm công cụ thông dụng
Hoạt động 1: Tìm hiểu soạn thảo văn bản với phần mềm Microsoft word
Hoạt động 2: Tìm hiểu thiết kế trình diễn với phần mềm Microsoft Powerpoint
Hoạt động 3: Tìm hiểu xử lí ảnh với phần mềm Paintbrush
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số thao tác cơ bản với Internet Explorer
Chủ đề 3: Sử dụng một số phần mềm dạy học ở Tiểu học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phần mềm Logo
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số chức năng thiết kế với phần mềm Violet
Hoạt động 3: Bổ sung một số phần mềm dạy học ở Tiểu học. "Săn kiến thức", "Ghép hình"..
Chủ đề 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học
Hoạt động 1: Xác định một số yêu cầu cơ bản trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở tiểu học
Hoạt động 2: Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT trong dạy học ở Tiểu học
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc một bài giảng trên máy tính
Hoạt động 4: Xác định những điểm cần lưu ý trong thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin ở Tiểu học
Hoạt động 5: Tham khảo một số bản thiết kế bài giảng và băng hình minh hoạ tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin ở Tiểu học
Hoạt động 6: Tìm hiểu hoạt động trên lớp với bài giảng có ứng dụng CNTT
Hoạt động 7: Tập thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin ở Tiểu học
Tin học được đưa vào trường phổ thông theo 2 hướng:
Giảng dạy một số yếu tố cơ bản của tin học như một nội dung của giáo dục phổ thông.
Máy tính điện tử cùng với những phần mềm ứng dụng, phần mềm dạy học và các phương tiện Muntimedia được sử dụng trong nhà trường như một công cụ dạy học.
Chủ đề 1

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
- Khái niệm CNTT (IT - Information Technology) được hiểu là tập hợp những phương pháp và phương tiện kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là Tin học và Viễn thông – nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin vô cùng phong phú trong xă hội.
- Mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa máy tính với truyền thông tạo nên một khái niệm mới là Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT- Information and Communication Technology).
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- Việc phát triển ICT ngày nay đă trở thành thước đo cho sự phát triển kinh tế văn hóa của một đất nước. Nó đă xâm nhập vào hầu hết mọi hoạt động kinh tế văn hóa xă hội của con người.
-Trong hệ thống giáo dục của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, UNESCO đă phân các nước thành 3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất gồm các nước phát triển như Úc, Hàn quốc và Singapo. Các nước này đều có chính sách quốc gia về CNTT&TT trong giáo dục và kế hoạch tổng thể để thực thi các chính sách đó. Nội dung các môn học đều được thay đổi để có thể lồng ghép nội dung ứng dụng CNTT&TT. Các khoá học trực tuyến ngày càng nhiều với sự trợ giúp của Internet. Nhóm nước thứ hai bao gồm Trung quốc, Thái Lan, Nhật, Malaysia, Philipin và ấn độ là các nước đă có chính sách quốc gia và kế hoạch tổng thể về CNTT&TT nhưng chưa lồng ghép hoàn toàn vào hệ thống giáo dục.
-Việt nam được xếp vào nhóm thứ ba như Myanma, Lào, Campuchia … là những nước mới bắt đầu (có thể đă có chính sách quốc gia hoặc không) và hiện chưa đủ nguồn lực để thực hiện các chính sách và chương trình nhưng đă có các dự án thí điểm về CNTT&TT trong giáo dục.
Chủ Nhật, 25/05/2008 - 7:06 AM
Việt Nam đứng cuối bảng chỉ số công nghệ

- Việt Nam thường đứng ở vị trí cuối hoặc nửa cuối bảng xếp hạng về một số chỉ số công nghệ quan trọng như: Chính phủ điện tử, khả năng sáng tạo công nghệ, phổ biến công nghệ hiện đại, kỹ năng con người, xã hội thông tin, truy cập dữ liệu…
Việt nam sớm nhận thức được vai trò to lớn của CNTT đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngay từ năm 1993, Chính phủ ta đă khẳng định vị trí vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc phát triển CNTT như một yếu tố quan trọng và ưu tiên hàng đầu, thậm chí đă nêu rõ các chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực CNTT có trình độ quốc tế.
Là một trong những nước đang phát triển của khu vực Đông Nam á, nền CNTT VN hiện nay vẫn còn rất nhiều yếu kém, còn lạc hậu, phát triển chậm và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
Dể tồn tại, phát triển và hội nhập chúng ta không có con đường nào khác là phải tích cực áp dụng nh?g tiến bộ mới của khoa học & công nghệ, đặc biệt là CNTT vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống, đồng thời tạo khả nang đi tắt và đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH & HDH đất nước
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD &ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD giai 2001-2005 đã chỉ rõ: "Đối với GD &ĐT, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi ND,PP, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một "XH học tập". Một trong các mục tiêu cụ thể mà chỉ thị có nêu là: " Đẩy mạnh CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất trong đổi mới PPDH ở tất cả các môn học. .
2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tác động tích cực của CNTT & TT đến giáo dục và đào tạo Về nhận thức:
1- Là một nhân tố quan trọng hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học ở mọi cấp đào tạo. Việc sử dụng ICT sẽ tạo điều kiện đáp ứng xu thế “học mọi lúc, học mọi nơi, mọi người đều được học” và quan niệm mới về việc học và việc dạy.
2- Cung cấp một phương tiện dạy học hiện đại. Từ việc dạy học theo phương thức truyền thống có thầy giảng bài, với việc sử dụng ICT đă dẫn đến dạy học từ xa, dạy học thông qua các phần mềm dạy học và các phần mềm khác, có thể nói ICT làm thay đổi căn bản quan niệm dạy và học truyền thống.

3- Phương tiện học tập: Sử dụng ICT, người học có được các kênh cung cấp thông tin phong phú và đa dạng. Từ việc học có thầy dạy với kỹ thuật multimedia sống động đến việc tự học qua mạng với cả hệ thống kiểm tra và tự kiểm tra chi tiết giúp người học vừa có hứng thú vừa tự đánh giá được mình. Nếu thiết kế phần mềm thích hợp, máy tính sẽ vừa là thầy dạy, vừa là bạn học, lại vừa là học trò của người học.

4- Thông tin và giao tiếp: Người học được tiếp xúc với kho kiến thức vô tận của nhân loại, song ngoài việc chỉ cung cấp thông tin, ICT còn là cầu nối giao tiếp học – học, dạy – học do khả năng truyền thông phi biên giới của nó. Tiếp xúc với ICT, giới trẻ trở nên mạnh dạn, linh hoạt và thân thiện với cộng đồng hơn.
Tác động tiêu cực: Đề phòng:

1- Sử dụng lạm dụng ICT, nếu sử dụng không khéo, người thầy làm rối thêm vấn đề hoặc thiên về trình diễn hình thức mà không nhấn mạnh nội dung. Người học lạm dụng phương tiện để làm việc riêng hoặc không tập trung chú ý vào nội dung bài học.

2- Người học thường ham thích trò chơi, phim ảnh hay những thông tin xấu, thậm chí thái quá mà quên nhiệm vụ học tập hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3- Với mô hình đào tạo từ xa, việc cung cấp thông tin kịp thời của hệ thống và việc an toàn, bảo mật cũng là những khâu yếu. Một mặt do khả năng của hệ thống còn hạn chế, mặt khác do cơ chế pháp lí chưa rõ ràng.
3. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Định hướng ứng dụng CNTT trong trường TH

Trong Hội thảo "Triển khai ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học" tại Đồ Sơn ngày 11-12/12/2004 có nêu:
- Mục đích của việc ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và TH nói riêng là: Sử dụng CNTT như là một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá.
- Lãnh đạo các trường tiểu học sử dụng CNTT để quản lí hồ sơ, thời khoá biểu, điểm kiểm tra của giáo viên học sinh, soạn thảo và quản lí các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trường.

- Sử dụng CNTT như là một công cụ dạy học để hỗ trợ quá trình dạy và học các môn học như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Mĩ thuật., trong việc tra cứu thông tin, hình thành kiến thức mới, ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tổ chức đánh giá (thông qua các phần mềm dạy học với hình thức trò chơi).
- Bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kĩ năng sử dụng máy tính.
- Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động hiện đại như:

+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và sử lí thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động trong xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học.
+ Có ý thức tìm hiểu ứng dụng CNTT trong các hoạt động xã hội.

Một số giải pháp cơ bản để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học

- Nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng CNTT trong nhà trường, nhằm giúp các cấp lãnh đạo, các lực lượng xã hội nhận thức được một cách đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả GD&ĐT.
- Các Sở và các phòng GD&ĐT cần có chủ trương và tạo điều kiện khuyến khích các nhà trường, cha mẹ HS tạo mọi điều kiện để học sinh sớm có điều kiện tiếp cận với tin học và CNTT.
- Đánh giá, xây dựng và nhân rộng các mô hình tốt, tổ chức các diễn đàn, hội thảo để chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong việc quản lí nhà trường, hỗ trợ dạy và học, tổ chức tốt các cuộc thi tài năng trẻ về tin học.
- Tăng cường công tác tập huấn về ứng dụng CNTT: Bồi dưỡng biện pháp quản lí nhà trường, quản lí việc giảng dạy tin học cho đội ngũ CBQLGD các cấp;

- Thiết kế phần mềm dạy học, giáo án điện tử; sử dụng máy tính, máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy; tiến hành thường xuyên việc theo dõi, đánh giá để rút kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp kịp thời.
4. TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ TIN HỌC CƠ SỞ
1. Thông tin và biểu diễn thông tin trong máy tính.
+ Chuyển đổi mã nhị phân sang thập phân và ngược lại
+ Chuyển đổi mã thập phân sang hệ Hexa và ngược lại
+ Chuyển đổi mã nhị phân sang sang mã Hexa và ngược lại
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
3. Phần cứng, phần mềm, các loại phần mềm.
4. Hệ điều hành Windows.
Chủ đề 2

SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM CÔNG CỤ THÔNG DỤNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu soạn thảo văn bản với phần mềm Microsoft word
WINWORD
(soạn thảo các loại văn bản cao cấp.)
- Khởi động và màn hình giao tiếp
- Soạn thảo văn bản trong Word
- Đóng, mở, ghi, in văn bản, ra khỏi Word
- Các thao tác trên khối chọn
- Định dạng văn bản
- Các hiệu ứng đặc biệt: chèn tranh, tạo chữ nghệ thuật, công thức toán...
- Tạo bảng
- Lớp hoạ tiết (Drawing)
Power point ( Giúp thiết kế các trình chiếu)
- Khởi động Power Point
- Mô hình bài giảng (thuyết trình ) trên Power Point
Các đối tượng chính: Văn bản, đồ hoạ, tranh nghệ thuật
Các công cụ tạo hiệu ứng: liên kết, trình bày, hoạt hình, - Các đối tượng có liên quan trực tiếp đến các hiệu ứng của Multimedia
- Các bước thiết kế một chương trình trình chiếu :
+ Chuẩn bị nội dung trên các Slide
+ Tạo các bước hiệu ứng với những mô phỏng hoặc ý đồ sư phạm của bài giảng
+ Thiết kế các nút lệnh điều khiển
+ Cài đặt cấu hình của Slide chuẩn bị trình chiếu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thiết kế trình diễn với phần mềm Microsoft Power Point
Paint Brush:
(thuộc nhóm Accessories, cho phép tạo lập, lưu trữ, in ấn các bức tranh)
- Khởi động và màn hình giao tiếp
Tạo mới một bức tranh: chọn mầu nền, màu vẽ, nét vẽ, chọn công cụ vẽ, vẽ hay hiệu chỉnh bức vẽ ( cắt, dán, di chuyển, tẩy xoá...)
Các thao tác với tệp: vẽ bản mới, mở một bản vẽ đã có trên đĩa, ghi, in, kết thúc...)
Hoạt động 3: Tìm hiểu xử lý ảnh với phần mềm Paint brush
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số thao tác cơ bản với Internet Explorer
Chủ đề 3

SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phần mềm Logo
Phần mềm LOGO là phần mềm dành cho trẻ em, gồm có ba nội dung chính: Đồ hoạ, Âm nhạc, Tính toán.
Đây là phần mềm đơn giản dễ sử dụng, phù hợp với tính năng động, ham hiểu biết của trẻ.
Phần mềm này có thể sử dụng nhằm phát huy khả năng tư duy và kiến thức của học sinh về các môn như Toán, Tiếng Việt, Mỹ thuật, Âm nhạc…
- Cài đặt và khởi động phần mềm
- Thoát khỏi phần mềm
- Giới thiệu sơ qua về giao diện của phần mềm
CÀI ĐẶT TÌM HIỂU LOGO
CÁC LỆNH LÀM VIỆC CỦA PHẦN MỀM LOGO
1. HOME
Cú pháp: HOME 
Tác dụng: Rùa về vị trí xuất phát (ở chính giữa sân chơi, đầu hướng lên trên)
2. CS (ClearScreen)
Cú pháp: CS 
Tác dụng: Rùa về vị trí xuất phát, xoá toàn bộ sân chơi.
3. FD (ForwarD)
- Cú pháp: FD n  (n là số bước rùa)
- Tác dụng: Rùa tiến về phía trước và vẽ ra 1 đoạn thẳng có độ dài n)
- Ví dụ: FD 100  (Rùa tiến về phía trước và vẽ ra 1 đoạn thẳng có độ dài 100 bước rùa)
4. BK (BacK)
- Cú pháp: BK n  (n là số bước rùa)
- Tác dụng: Rùa lùi về phía sau và vẽ ra 1 đoạn thẳng có độ dài n
- Ví dụ: BK 50  (Rùa lùi về phía sau và vẽ ra 1 đoạn thẳng có độ dài 50 bước rùa)
5. RT (RighT)
- Cú pháp: RT k  (k là góc cần quay)
- Tác dụng: Quay mũi rùa sang phải 1 góc k độ
6. LT (LefT)
- Cú pháp: LT k  (k là góc cần quay)
- Tác dụng: Quay mũi rùa sang trái 1 góc k độ
7. PU (Pen Up)
- Cú pháp: PU 
- Tác dụng: Nhấc bút, khi di chuyển Rùa không vẽ ra nét vẽ.
8. PD (PenDown)
- Cú pháp: PD 
- Tác dụng: Hạ bút, khi di chuyển Rùa vẽ ra nét vẽ.
9. HT (HideTurtle)
- Cú pháp: HT 
- Tác dụng: ẩn rùa, trên màn hình không nhìn thấy rùa.
10. ST (ShowTurtle)
- Cú pháp: ST 
- Tác dụng: Hiện rùa trên màn hình.
11. REPEAT
- Cú pháp: REPEAT n [câu lệnh lặp]  (n là số lần lặp)
- Tác dụng: Lặp lại câu lệnh lặp n lần
- Ví dụ: REPEAT 4 [FD 100 RT 90]  (Lặp lại 4 lần câu lệnh FD 100 RT 90. Kết quả được hình vuông)
Lưu ý: Có thể sử dụng các câu lệnh lặp lồng nhau
Ví dụ: REPEAT 8 [ REPEAT 4 [FD 100 RT 90] RT 45] 
(Kết quả: được 8 hình vuông lồng nhau)
12. Cách lập một thủ tục trong LOGO
a. Cấu trúc một thủ tục trong LOGO
to
dãy các lệnh
end
b. Cách lập một thủ tục trong LOGO
- Nháy chuột vào nút Edall để lập thủ tục (Trên màn hình xuất hiện của sổ biên soạn Editor
- Tạo các thủ tục.
- Nháy chuột File  Save and Exit
- Đánh tên thủ tục tại ngăn gõ lệnh để chạy thủ tục.

c. Ví dụ: tạo thủ tục tamgiac
- Bước 1: Nháy chuột vào nút Edall
- Bước 2: Tạo thủ tục
TO tamgiac
REPEAT 3 [FD 100 RT 120]
END
- Bước 3: Nháy chuột File  Save and Exit
- Bước 4: Muốn chạy thủ tục này tại ngăn gõ lệnh ta gõ: tamgiac 
13. SETPENCOLOR
- Cú pháp: SETPENCOLOR n  (n là mã màu)
- Tác dụng: Thay đổi màu vẽ
- Mã màu
0: Đen
1: Xanh da trời
2: Xanh lá cây
3: Xanh lơ
4: Đỏ
5: Hồng
. . .
14. SETPENSIZE
- Cú pháp: SETPENSIZE [h w] 
- Tác dụng: Thay đổi độ cao và độ rộng của nét vẽ
15. PRINT
- Cú pháp: PRINT phép tính 
- Tác dụng: Hiện kết quả tính toán lên màn hình.
- Ví dụ: PRINT 2*5  (Trên màn hình hiện kết quả là 10)
15. SOUND
- Cú pháp: SOUND [cao độ trường độ] 
- Tác dụng: Phát ra một nốt nhạc có cao độ và trường độ ghi trong câu lệnh
- Ví dụ: SOUND [ 880 200]  (Phát ra nốt La)
Đồ (C): 523
Rê (D): 587
Mi (E): 659
Pha (F): 698
Son (G): 784
La (A): 880
Si (B): 988
Đố (CC): 1046
Rế (DD): 1175
Mí (EE): 1318
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phần mềm Violet
Link
Chủ đề 4

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
Hoạt động 1

Xác định một số yêu cầu cơ bản trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở tiểu học.
Hoạt động 2

Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT trong dạy học ở Tiểu học.
Hoạt động 3

Tìm hiểu cấu trúc một bài giảng trên máy tính.
Hoạt động 4

Xác định những điểm cần lưu ý trong thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin ở Tiểu học.
Hoạt động 5

Tham khảo một số bản thiết kế bài giảng và băng hình minh hoạ tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin ở Tiểu học.
Hoạt động 6

Tìm hiểu hoạt động trên lớp với bài giảng có ứng dụng CNTT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hằng
Dung lượng: 382,50KB| Lượt tài: 5
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)