CHUYEN DE TU CHON VAT LY 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Diệp | Ngày 15/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE TU CHON VAT LY 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:



PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP. QUY NHƠN
TRƯỜNG THCS NGÔ VĂN SỞ
--(((--






CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
VẬT LÍ 9







GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
TỔ BỘ MÔN: TOÁN – LÍ – HOÁ - SINH - CN

Năm học 2008 - 2009

CÁC CHỦ ĐỀ CỤ THỂ

STT
Tên chủ đề
Số tiết
Các nội dung thuộc chủ đề
Mục tiêu về: kiến thức, kỹ năng
Gợi ý về phương pháp









1




ĐIỆN TRỞ ĐỊNH LUẬT ÔM








6
-Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn
-Điện trở dây dẫn định luật Ôm
-Đoạn mạch nối tiếp
-Đoạn mạch song song
-Sự phụ thuôïc của điện trở và l, S, P
-Biến trở
-Vẽ và sử dụng đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm
-Nắm được đơn vị R vận dụng định luật Ôm để giải các dạng bài tập.
-Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp , song song để giải các bài tập
-Biết cách xác định sự phụ thuộc của R vào l, S, P
-Vẽ sơ đồ mạch điện có sử dụng biến trở và giải các bài tập.

-Nghiên cứu tình huống
-Động não
-Thảo luận nhóm
-Tranh luận
-Nghiên cứu các đề tài






2
CÔNG, CÔNG SUẤT ĐIỆN. ĐỊNH LUẬT JUN-LEN XƠ





6
-Công suất điện
-Điện năng – công của dòng điện
-Định luật Jun-len xơ
-Vận dụng công thức P= U.I để giải các dạng bài tập
-Vận dụng công thức A = P.t = U.I.t để giải các bài tập
-Vận dụng định luật Jun-Len xơ để giải các dạng bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện








CHỦ ĐỀ I
ĐIỆN TRỞ ĐỊNH LUẬT ÔM
- Loại chủ đề: Bám sát
- Thời lượng: 6 tiết
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Phân tích và giải được các bài toán về định luật Ôm
-Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song, hỗn hợp
2.Kỹ năng:
-Vẽ và sử dụng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa U và I
-Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song để giải các dạng bài tập.
-Vẽ sơ đồ mạch điện có sử dụng biến trở.
3.Thái độ:
-Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ khi phân tích mạch điện, tính toán và khi vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa U và I.
II.Nội dung và phương pháp dạy học:
1.Học sinh cần ôn tập những kiến thức cơ bản sau:
1.1) Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn. Vì vậy, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn là 1 đường thẳng đi qua góc tọa độ (U=0; I=0).
1.2) Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây I =
1.3) Điện trở dây dẫn được xác định bằng công thức : R = Đơn vị đo điện trở là ôm (()
- Có thể dùng Vôn kế và Ampe kế hoặc đồng hồ đo điện đa năng để đo điện trở của một dây dẫn.
- Điện trở tương đương của một đoạn mạch là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho cùng với hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.
1.4) Đoạn mạch nối tiếp:
- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi thời điểm: I=I1=I2=…=In
- Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở thành phần: U=U1+U2+… +Un
- Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần:
Rtđ=R1+R2+… +Rn ; Rtđ >R thành phần
- Hiệu điện thế 2 đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó:
- Các thiết bị điện có thể được mắc nối tiếp nhau khi chúng chịu được cùng 1 cường độ dòng điện không vượt quá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Dung lượng: 308,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: Doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)