Chuyên đề trường hồ hảo hớn
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Thanh |
Ngày 04/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề trường hồ hảo hớn thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ HẢO HỚN
Kính chào quý thầy cô về dự chuyên đề
Môn : Tập đọc - Học thuộc lòng
Lớp: 3
Người thực hiện: Võ Thị Sang
I/ LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ:
Qua thực tế giảng dạy, đơn vị chúng tôi đã đúc kết lại những yêu cầu cần đạt, cũng như những công việc thường gặp phải khi giảng dạy phân môn Tập đọc – Học thuộc lòng lớp 3. Với điều kiện thực tế của địa phương, những tồn tại học sinh thường mắc phải trong quá trình dạy học.
1. Mục tiêu:
1.1 Phát triển kỹ năng đọc và nghe:
a/ Đọc thành tiếng:
Phát âm đúng.
Ngắt nghỉ hơi hợp lý.
Cường độ đọc vừa phải (không quá to hay đọc lí nhí).
Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/ 1 phút.
II/ NỘI DUNG:
b/ Đọc thầm và hiểu nội dung:
Biết đọc thầm, không mấp máy môi.
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc), nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài.
Có khả năng trả lời (nói hoặc viết) đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng đoạn hay toàn bài, phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật hoặc một vấn đề trong bài đọc.
c/ Nghe:
Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Nghe – hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô.
Nghe – hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.
1.2 Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, cụ thể:
Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt.
Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu để hình thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân.
Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán,…)
1.3 Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và yêu thích tiếng Việt.
Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô ,yêu trường lớp, giúp đỡ bạn bè, vị tha, nhân hậu.
Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.
Từ những mẫu chuyện, những bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa, hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì giáo viên phải biết kết hợp một cách linh hoạt, hài hoà các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
2. Phương pháp:
Trong phân môn tập đọc lớp 3 thường sử dụng các phương pháp chủ yếu như sau:
Phương pháp quan sát
Phương pháp giảng giải
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp thực hành
Giáo viên cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và biết phối hợp linh hoạt và sáng tạo.
Hướng dẫn đọc từng câu:
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc 1 hay 2 vòng đối với bài tập đọc truyện kể, đọc 2 hay 3 vòng đối với bài tập đọc ngắn. Giáo viên theo dõi học sinh để sửa lỗi phát âm, kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ.
Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trên lớp:
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài (đọc 2 - 3 vòng đối với bài tập đọc truyện kể, đọc 3 - 4 vòng đối với bài tập đọc ngắn. Giáo viên theo dõi học sinh để gợi ý, hướng dẫn cách nghỉ hơi, cách ngắt nhịp thơ cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa,…
Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trong nhóm:
Giáo viên yêu cầu cả lớp thực hành luyện đọc theo từng cặp, hoặc theo nhóm nhỏ từ 3 - 4 em, dựa vào cách đọc đã được hướng dẫn trên lớp. Học sinh cần nối tiếp nhau đọc và theo dõi sách giáo khoa để nhận xét, góp ý cho bạn về cách đọc.
Hướng dẫn học sinh đọc đồng thanh:
Giáo viên vận dụng một cách linh hoạt, có văn bản chỉ chọn đọc đồng thanh 1 đoạn , có văn bản miêu tả được đọc đồng thanh 2 - 3 đoạn hoặc cả bài, có bài thơ được đọc đồng thanh toàn bài 2 - 3 lượt nhằm hỗ trợ cho việc học thuộc lòng.
Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Tập đọc cần dựa theo các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa là chủ yếu. Để giúp học sinh định hướng hoạt động đọc hiểu, giáo viên cần nêu rõ câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ của học sinh trước khi đọc. Sau khi học sinh đọc thầm hoặc kết hợp theo dõi sách giáo khoa, một bạn đọc thành tiếng, GV có thể yêu cầu các em trả lời, trao đổi ngay trước lớp hoặc nêu ý kiến trong nhóm rồi cử đại diện phát biểu. Cuối cùng GV chốt lại những ý chính để HS nắm vững.
Đối với yêu cầu luyện đọc lại, dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài tập đọc, giáo viên lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp, luyện tập và thi đọc tốt 1, 2 đoạn hoặc cả bài, đọc theo vai, tổ chức chơi trò chơi học tập,...
3.Hình thức dạy học:
Để dạy tập đọc đạt hiệu quả cao thì GV cần phải sử dụng nhiều hình thức dạy học:
Cả lớp (đọc thầm, đọc đồng thanh,…)
Nhóm (đọc đồng thanh, đọc đoạn, đọc phân vai, thảo luận, đọc thuộc lòng)
Cá nhân (đọc từ, câu văn, đoạn văn,…)
Tổ chức thi đọc …
4. Đồ dùng dạy học:
GV cần sử dụng linh hoạt, triệt để các đồ dùng dạy học, tranh minh hoạ, vật thật, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập, phấn màu, bảng phụ,…
Quy trình môn:
TẬP ĐỌC - HỌC THUỘC LÒNG
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
Gọi HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện đã học ở ngày thứ hai – kết hợp TLCH.
Nhận xét phần bài cũ.
b/ Luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV dùng tranh giới thiệu, tùy theo nội dung của bài.
* GV ghi tựa bài.
* Vài HS nhắc lại tựa bài.
* Đọc từng dòng thơ: HS đọc nối tiếp – mỗi em 2 dòng thơ trước lớp. Kết hợp luyện đọc từ khó.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp:GV hướng dẫn ngắt nghỉ hơi.
- HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ (1đến 2 lượt).
* GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng khổ thơ: Gồm những từ ngữ được chú giải ở cuối bài hoặc những từ ngữ khác mà học sinh chưa hiểu (nếu có).
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm: HS đọc thi đua giữa các nhóm. GV cho HS nhận xét nhóm đọc đúng , đọc hay.
* Cả lớp đọc đồng thanh (cả bài) với giọng vừa phải.
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
d/ Học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ hoặc cả bài thơ.
Cách làm:
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các khổ thơ – HS đọc đồng thanh.
- Giáo viên xóa lần đầu: xóa từ.
- Giáo viên xóa lần hai: cụm từ giữ lại chữ đầu của mỗi dòng thơ.
- Giáo viên xóa lần ba: Xóa những chữ đầu của mỗi khổ thơ, sau đó xóa hết.
HS thi đọc cả khổ thơ, bài thơ với hình thức như sau :
+ Hai tổ hoặc hai dãy bàn thi đọc tiếp sức.
Tổ một đọc trước mỗi HS tiếp nối nhau hai dòng thơ cho đến hết khổ thơ theo yêu cầu.Tiếp đến tổ hai.Tổ nào đọc tiếp nối nhanh, đọc đúng là thắng.
+ Thi học thuộc cả khổ thơ theo hình thức hái hoa (GV ghi chữ đầu của mỗi khổ thơ).HS hái hoa, đọc thuộc cả khổ thơ.
+ 2 – 3 HS thi học thuộc lòng cả bài thơ.
Cả lớp bình chọn bạn thắng cuộc (đọc đúng –đọc hay).
4/ Củng cố :
* GV hỏi lại bài HSTL. Kết hợp nêu nội dung bài (1 – 2 HS ).
* Liên hệ thực tế : tùy theo bài mà GV liên hệ giáo dục HS.
5/ Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Kính chúc
Quý thầy cô được nhiều sức khỏe thành công trong cuộc sống
chào tạm biệt hẹn gặp lại
Kính chào quý thầy cô về dự chuyên đề
Môn : Tập đọc - Học thuộc lòng
Lớp: 3
Người thực hiện: Võ Thị Sang
I/ LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ:
Qua thực tế giảng dạy, đơn vị chúng tôi đã đúc kết lại những yêu cầu cần đạt, cũng như những công việc thường gặp phải khi giảng dạy phân môn Tập đọc – Học thuộc lòng lớp 3. Với điều kiện thực tế của địa phương, những tồn tại học sinh thường mắc phải trong quá trình dạy học.
1. Mục tiêu:
1.1 Phát triển kỹ năng đọc và nghe:
a/ Đọc thành tiếng:
Phát âm đúng.
Ngắt nghỉ hơi hợp lý.
Cường độ đọc vừa phải (không quá to hay đọc lí nhí).
Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/ 1 phút.
II/ NỘI DUNG:
b/ Đọc thầm và hiểu nội dung:
Biết đọc thầm, không mấp máy môi.
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc), nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài.
Có khả năng trả lời (nói hoặc viết) đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng đoạn hay toàn bài, phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật hoặc một vấn đề trong bài đọc.
c/ Nghe:
Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Nghe – hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô.
Nghe – hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.
1.2 Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, cụ thể:
Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt.
Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu để hình thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân.
Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán,…)
1.3 Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và yêu thích tiếng Việt.
Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô ,yêu trường lớp, giúp đỡ bạn bè, vị tha, nhân hậu.
Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.
Từ những mẫu chuyện, những bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa, hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì giáo viên phải biết kết hợp một cách linh hoạt, hài hoà các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
2. Phương pháp:
Trong phân môn tập đọc lớp 3 thường sử dụng các phương pháp chủ yếu như sau:
Phương pháp quan sát
Phương pháp giảng giải
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp thực hành
Giáo viên cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và biết phối hợp linh hoạt và sáng tạo.
Hướng dẫn đọc từng câu:
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc 1 hay 2 vòng đối với bài tập đọc truyện kể, đọc 2 hay 3 vòng đối với bài tập đọc ngắn. Giáo viên theo dõi học sinh để sửa lỗi phát âm, kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ.
Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trên lớp:
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài (đọc 2 - 3 vòng đối với bài tập đọc truyện kể, đọc 3 - 4 vòng đối với bài tập đọc ngắn. Giáo viên theo dõi học sinh để gợi ý, hướng dẫn cách nghỉ hơi, cách ngắt nhịp thơ cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa,…
Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trong nhóm:
Giáo viên yêu cầu cả lớp thực hành luyện đọc theo từng cặp, hoặc theo nhóm nhỏ từ 3 - 4 em, dựa vào cách đọc đã được hướng dẫn trên lớp. Học sinh cần nối tiếp nhau đọc và theo dõi sách giáo khoa để nhận xét, góp ý cho bạn về cách đọc.
Hướng dẫn học sinh đọc đồng thanh:
Giáo viên vận dụng một cách linh hoạt, có văn bản chỉ chọn đọc đồng thanh 1 đoạn , có văn bản miêu tả được đọc đồng thanh 2 - 3 đoạn hoặc cả bài, có bài thơ được đọc đồng thanh toàn bài 2 - 3 lượt nhằm hỗ trợ cho việc học thuộc lòng.
Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Tập đọc cần dựa theo các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa là chủ yếu. Để giúp học sinh định hướng hoạt động đọc hiểu, giáo viên cần nêu rõ câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ của học sinh trước khi đọc. Sau khi học sinh đọc thầm hoặc kết hợp theo dõi sách giáo khoa, một bạn đọc thành tiếng, GV có thể yêu cầu các em trả lời, trao đổi ngay trước lớp hoặc nêu ý kiến trong nhóm rồi cử đại diện phát biểu. Cuối cùng GV chốt lại những ý chính để HS nắm vững.
Đối với yêu cầu luyện đọc lại, dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài tập đọc, giáo viên lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp, luyện tập và thi đọc tốt 1, 2 đoạn hoặc cả bài, đọc theo vai, tổ chức chơi trò chơi học tập,...
3.Hình thức dạy học:
Để dạy tập đọc đạt hiệu quả cao thì GV cần phải sử dụng nhiều hình thức dạy học:
Cả lớp (đọc thầm, đọc đồng thanh,…)
Nhóm (đọc đồng thanh, đọc đoạn, đọc phân vai, thảo luận, đọc thuộc lòng)
Cá nhân (đọc từ, câu văn, đoạn văn,…)
Tổ chức thi đọc …
4. Đồ dùng dạy học:
GV cần sử dụng linh hoạt, triệt để các đồ dùng dạy học, tranh minh hoạ, vật thật, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập, phấn màu, bảng phụ,…
Quy trình môn:
TẬP ĐỌC - HỌC THUỘC LÒNG
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
Gọi HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện đã học ở ngày thứ hai – kết hợp TLCH.
Nhận xét phần bài cũ.
b/ Luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV dùng tranh giới thiệu, tùy theo nội dung của bài.
* GV ghi tựa bài.
* Vài HS nhắc lại tựa bài.
* Đọc từng dòng thơ: HS đọc nối tiếp – mỗi em 2 dòng thơ trước lớp. Kết hợp luyện đọc từ khó.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp:GV hướng dẫn ngắt nghỉ hơi.
- HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ (1đến 2 lượt).
* GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng khổ thơ: Gồm những từ ngữ được chú giải ở cuối bài hoặc những từ ngữ khác mà học sinh chưa hiểu (nếu có).
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm: HS đọc thi đua giữa các nhóm. GV cho HS nhận xét nhóm đọc đúng , đọc hay.
* Cả lớp đọc đồng thanh (cả bài) với giọng vừa phải.
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
d/ Học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ hoặc cả bài thơ.
Cách làm:
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các khổ thơ – HS đọc đồng thanh.
- Giáo viên xóa lần đầu: xóa từ.
- Giáo viên xóa lần hai: cụm từ giữ lại chữ đầu của mỗi dòng thơ.
- Giáo viên xóa lần ba: Xóa những chữ đầu của mỗi khổ thơ, sau đó xóa hết.
HS thi đọc cả khổ thơ, bài thơ với hình thức như sau :
+ Hai tổ hoặc hai dãy bàn thi đọc tiếp sức.
Tổ một đọc trước mỗi HS tiếp nối nhau hai dòng thơ cho đến hết khổ thơ theo yêu cầu.Tiếp đến tổ hai.Tổ nào đọc tiếp nối nhanh, đọc đúng là thắng.
+ Thi học thuộc cả khổ thơ theo hình thức hái hoa (GV ghi chữ đầu của mỗi khổ thơ).HS hái hoa, đọc thuộc cả khổ thơ.
+ 2 – 3 HS thi học thuộc lòng cả bài thơ.
Cả lớp bình chọn bạn thắng cuộc (đọc đúng –đọc hay).
4/ Củng cố :
* GV hỏi lại bài HSTL. Kết hợp nêu nội dung bài (1 – 2 HS ).
* Liên hệ thực tế : tùy theo bài mà GV liên hệ giáo dục HS.
5/ Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Kính chúc
Quý thầy cô được nhiều sức khỏe thành công trong cuộc sống
chào tạm biệt hẹn gặp lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)