Chuyên đề Toán về Phân số

Chia sẻ bởi Trần Xuân Trường | Ngày 09/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Toán về Phân số thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐẢO
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ SƠN
********&*********
/



CHUYÊN ĐỀ PHÂN SỐ
LỚP 4 VÀ LỚP 5





Giáo viên: Trần Xuân Trường








Hồ Sơn, năm 2017
A. Mục tiêu chuyên đề
Thầy cô cần nắm được:
1. Khái niệm, cấu tạo, cách đọc, viết, so sánh phân số, phân số thập phân, hỗn số.
2. Các tính chất cơ bản của phân số: rút gọn phân số, phân số bằng nhau, quy đồng mẫu số, ….
3. Bốn phép tính với phân số.
4. Bài tập cơ bản về phân số.
5. Bài tập nâng cao về phân số.Tự làm được một số bài tập tương tự.

B. Nội dung

PHẦN I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Phân số
*Khái niệm:Phân số là số do một hay nhiều phần bằng nhau của đơn vị tạo thành.
* Cấu tạo: Gồm có 2 bộ phận
+ Tử số là số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang.
Ý nghĩa: chỉ ra rằng đã lấy (tô màu, …..) bao nhiêu phần bằng nhau ấy.
+ Mẫu số: là số tự nhiên khác 0 viết dưới dấu gạch ngang.
Ý nghĩa: Cho biết đơn vị (hình tròn, quả cam ,…) đã được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau.









Ví dụ: Phân số chỉ số phần đã tô màu là: (nghĩa là 3 là số phần đã tô màu, 4 là số phần hình chữ nhật được chia đều).

* Cách đọc:  đọc là “ba phần năm”. đọc là x “trên 2”.

đọc là “a trên b”;  đọc là “2 cộng 3 trên 7”;
1 đọc là “1 và 2 phần 3”.
* Kết quả phép chia của hai số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số khi bị chia không chia hết cho số chia.
VD: 5 : 8 = ; 2 : 3 = ; ….. => Có thể coi dấu gạch ngang của phân số là dấu chỉ phép chia.
- Phân số:  được coi là gấp rưỡi; Phân số  là tỉ lệ của lá quốc kì (Chiều rộng 2 phần; chiều dài 3 phần) .
* Phân số thập phân: là những phân số có mẫu số là 10, 100, 1000, …..
VD: ; ; ; …..
- Một số phân số (phân số thường) có thể viết thành phân số thập phân.
VD:  = = ; = = ; ( không viết thành PS thập phân).
- Khi chuyển phân số thập phân thành số thập phân, ở mẫu số có bao nhiêu chữ số 0 thì có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân của số thập phân tương ứng.
VD: = 0,17; = 13,2; = 0,004; ……

- Khi chuyển một phân số (thường) thành số thập phân, ta lấy tử số chia cho mẫu số.
VD:  = 0,4; = 3,6; …..
* Hỗn số: Gồm phần nguyên là số tự nhiên và phần phân số (luôn nhỏ hơn 1).
VD: 2 là hỗn số: Gồm phần nguyên là 2 và phần phân số là 
- Cách chuyển hỗn số sang phân số: Lấy phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số của phân số được tử số. Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
VD: 3= = 

2. Rút gọn phân số

* Khái niệm: Nếu cả tử số và mẫu số cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1 để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
VD:  = = ;  không rút gọn được => PS tối giản.

- Phân số tối giản là phân số mà cả tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- Phân số tối giản thường là các phân số có tử số là 1 hoặc tử số và mẫu số hơn kém nhau 1 đơn vị.
VD: ; ; ; ; …..


3. Tính chất cơ bản của phân số
- Không tồn tại phân số có mẫu số là số 0.
- Mọi STN đều viết dưới dạng phân số có tử số là STN đó, mẫu số là 1.
VD: 4 = 7 =
- Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
VD: 1 =  ; 1 =
- Số 0 có thể viết dưới dạng phân số có tử số là 0, mẫu số bất kì (khác 0).
VD
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Xuân Trường
Dung lượng: 923,18KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)